Hàng loạt cột sáng đâm thẳng lên bầu trời đêm
Hiện tượng cột sáng hiếm gặp xuất hiện ở phía bắc tỉnh Manitoba trong điều kiện thời tiết lạnh giá và không có gió.
Mark Matwick, nhân viên tại Trạm chuyển đổi điện Keewatinohk gần thị trấn Gillam, phía bắc tỉnh Manitoba, Canada, chụp ảnh hiện tượng hiếm gặp với những cột sáng đâm thẳng lên trời, Newsweek hôm 28/2 đưa tin.
Hàng loạt cột sáng hướng lên trời ở phía bắc tỉnh Manitoba, Canada. (Ảnh: Mark Matwick)
Công ty năng lượng Manitoba Hydro, đơn vị vận hành trạm Keewatinohk, cho biết, hiện tượng bí ẩn này gọi là cột sáng. Đây là cảnh tượng hiếm gặp nhưng đôi khi cũng xảy ra ở phía bắc Manitoba, nơi thời tiết thường xuyên lạnh giá, thích hợp cho cột sáng xuất hiện. Cột sáng là kết quả của việc các tinh thể băng trong khí quyển hoạt động như một tấm gương và phản xạ nguồn sáng bên dưới, với điều kiện trời đêm lạnh giá và không có gió.
Cột sáng thường bắt nguồn từ đèn đường. Tuy nhiên, bất kỳ nguồn sáng nào cũng có thể tạo ra hiện tượng này nếu gặp điều kiện thích hợp, theo nhà khí tượng David Samuhel. Cột sáng thường có màu sắc giống với màu của nguồn sáng.
Nhiếp ảnh gia chuyên chụp bắc cực quang Justin Anderson nhận xét, bức ảnh của Matwick là một ví dụ xuất sắc về hiện tượng cột sáng. "Đây có thể là một trong những ảnh chụp cột sáng tuyệt vời nhất mà tôi từng thấy", anh chia sẻ.
Anderson cho biết, cột sáng do những tinh thể băng lơ lửng phản xạ có thể vươn lên rất cao trên bầu trời. "Với chúng ta, các cột sáng nhìn như cao hàng trăm mét, nhưng thực chất chúng có thể vươn cao tới hàng km trong không khí và trông thật ngoạn mục", anh nói.
Bắc cực quang là một dạng cực quang, hiện tượng xảy ra chủ yếu ở các vĩ độ cao của hai bán cầu. Ở Bắc bán cầu, hiện tượng này được gọi là "aurora borealis" còn ở Nam bán cầu là "aurora australis". Cực quang xảy ra do sự tương tác giữa các hạt năng lượng phóng ra từ Mặt Trời với những nguyên tử trong khí quyển Trái Đất.
Một trong những ưu điểm của cột sáng là bất kỳ ai cũng có thể quan sát và chụp ảnh. "Dù bạn có thể thấy bắc cực quang bằng mắt thường, nhưng camera cần thực hiện rất nhiều thao tác hậu trường để thu được bức ảnh ấn tượng. Còn về cột sáng, bạn không cần phải có camera đặc biệt để chụp", anh nói.

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
