Dự đoán đặc điểm phân bố của các loài sinh vật lớn nhỏ

Để tìm hiểu các loài biến đổi kích cỡ như thế nào trong quá trình tiến hóa, các nhà sinh học đã tạo dựng nên những mô hình thú vị. Hầu hết các loài rất bé nhỏ, nhưng những thành viên đồ sộ nhất của một nhóm phân loại, như cá mập trắng khổng lồ, rồng Komodo hay voi Châu Phi, lại to lớn gấp hàng ngàn thậm chí hàng triệu lần các loài khác.

Lần đầu tiên hai nhà nghiên cứu SFI đã đưa ra lời giải thích cho các kiểu tiến hóa dựa trên khuôn khổ thống kê về loài voi.

Aaron Clauset – cộng sự bậc hậu tiến sĩ SFI với giáo sư Douglas Erwin SFI – công bố kết quả nghiên cứu trên số ra ngày 18 tháng 6 tờ Science rằng: “Mô hình của chúng tôi trùng khớp một cách đáng ngạc nhiên với dữ liệu thu được từ thế giới thực tại”.

Nữ chúa voi dẫn dắt cả đàn. Hầu hết các loài rất bé nhỏ, nhưng những thành viên đồ sộ nhất của một nhóm phân loại, như cá mập trắng khổng lồ, rồng Komodo hay voi Châu Phi, lại to lớn gấp hàng ngàn thậm chí hàng triệu lần các loài khác. (Ảnh: iStockphoto/Jonathan Heger)

Trong mô hình của Clauset và Erwin, các loài con cháu rất gần gũi về mặt kích cỡ với tổ tiên nhưng có mang một số biến đổi ngẫu nhiên khác. Nhưng biến đổi bị kìm nén, đầu tiên là do giới hạn cứng về kích cỡ nhỏ của loài do có các tác động kìm nén về sinh lý; thứ hai là do giới hạn mềm về kích cỡ lớn của một loài trước khi loài đó bị tuyệt chủng. Sau hàng triệu năm tiến hóa của một loài mới đồng hành với quá trình tuyệt chủng của loài tổ tiên, mô hình đã đạt tới trạng thái cân bằng trong đó xu hướng loài phát triển to lớn hơn là cách để bù đắp xu hướng tuyệt chủng nhanh hơn cả chúng.

Bằng cách sử dụng các dữ liệu hóa thạch từ những loài động vật có vú đã tuyệt chủng khoảng 60 triệu năm trước trở lại nhằm định rõ dạng mô hình tiến hóa, các nhà nghiên cứu đã cho thấy quá trình tiến hóa chính xác đã sản sinh ra 4.000 loài động vật có vú so với thời điểm 50.000 năm trước đó.

Aaron cho biết: “Mô hình quả thực rất đầy đủ. Nó cũng loại bỏ nhiều quan điểm cổ truyền về tiến hóa và sinh thái, ví dụ như quan điểm động lực học quần thể hay tương tác loài trong khi đó vẫn đưa ra được dự đoán chính xác”.

Do kích cỡ loài về cơ bản có liên quan đến nhiều đặc tính khác như trao đổi chất, tuổi thọ và môi trường, mô hình tiến hóa đơn giản của hai nhà nghiên cứu chỉ nhằm ủng hộ quan điểm rằng một số khía cạnh của thuyết sinh thái và tiến hóa có thể hợp nhất với nhau.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới

Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Đăng ngày: 28/06/2025
Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?

Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 28/06/2025
Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"

Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 25/06/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 22/06/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 21/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News