Du hành đến Sao Hỏa có thể gây mất trí nhớ
Các nhà du hành đi đến sao Hỏa đối mặt với nguy cơ bị tổn thương dài hạn ở não bộ và thậm chí mất trí nhớ do tiếp xúc với tia vũ trụ thiên hà.
Theo một nghiên cứu mới công bố ngày 10/10, để khám phá một hiện tượng gọi là "não không gian", các nhà nghiên cứu từ Đại học California đã làm thí nghiệm cho động vật gặm nhấm tiếp xúc với các hạt tích điện năng lượng cao - các hạt oxy và titan ion hóa hoàn toàn - tại Phòng thí nghiệm bức xạ vũ trụ thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven ở New York.
Những hạt này tương tự như các hạt tìm thấy trong các tia vũ trụ thiên hà sẽ "tấn công" các phi hành gia trong các chuyến du hành không gian. 6 tháng sau khi tiếp xúc, các nhà nghiên cứu vẫn phát hiện thấy tình trạng viêm não và tổn thương tế bào thần kinh mức độ nặng ở các động vật thí nghiệm. Ảnh chụp cho thấy mạng lưới thần kinh của não bộ đã bị tổn thương và gây ra gián đoạn trong truyền tín hiệu giữa các tế bào não.
Việc tiếp xúc với bức xạ ảnh hưởng tới cơ chế "dập tắt nỗi sợ" ở con người.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu do ông Charles Limoli, chuyên gia về ung thư bức xạ của Đại học California, dẫn đầu cũng phát hiện rằng việc tiếp xúc với bức xạ ảnh hưởng tới cơ chế "dập tắt nỗi sợ" ở con người, một quá trình hoạt động trong đó não bộ ngăn chặn các liên tưởng khó chịu và gây căng thẳng.
Ông Limoli nhận định đây là thông tin đáng ngại đối với các nhà du hành vũ trụ tham gia vào các chuyến đi kéo dài 2-3 năm tới Sao Hỏa. Môi trường không gian đặt ra mối nguy hiểm đối với các nhà du hành.
Tiếp xúc với các hạt tích điện năng lượng cao dẫn đến nguy cơ biến chứng về thần kinh dài hạn. Hậu quả có thể là những suy giảm về hoạt động thần kinh như giảm trí nhớ, lo âu, trầm cảm. Nhiều trường hợp, những tác động xấu có thể kéo dài trong suốt cuộc đời.
Tàu vũ trụ tới Sao Hỏa thường được thiết kế với các khu che chắn phục vụ hoạt động nghỉ ngơi của các phi hành gia. Tuy nhiên, các hạt tích điện năng lượng cao vẫn có thể đi qua các lá chắn này.
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Báo cáo khoa học là một phần của Chương trình nghiên cứu con người của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?
