Du thuyền lai tàu ngầm tầm hoạt động hơn 11.000km
Tàu Deep Sea Dreamer có chi phí chế tạo dự kiến khoảng 250 triệu USD, có thể chạy trên mặt nước, lặn sát mặt nước hoặc xuống sâu 100m.
Nhà thiết kế người Mỹ Steve Kozloff giới thiệu concept du thuyền lai tàu ngầm mới mang tên Deep Sea Dreamer, Design Boom hôm 30/3 đưa tin. Con tàu có hai boong, chở được tổng cộng 6 người và hứa hẹn mang đến những trải nghiệm dưới nước chưa từng có.
Concept du thuyền lai tàu ngầm Deep Sea Dreamer. (Ảnh: Steve Kozloff).
Deep Sea Dreamer dài 33m, được chế tạo bằng thép chắc chắn, tổng diện tích sinh hoạt bên trong là 140m2. Con tàu có nhiều cửa sổ lớn và phòng quan sát phía trước, giúp hành khách ngắm nhìn khung cảnh ấn tượng của đại dương trong khi lặn. Trên boong thứ hai cũng có một phòng quan sát với những chiếc ghế tựa lớn cho phép hành khách ngắm cảnh trong trạng thái thư giãn. Hành khách có thể di chuyển dễ dàng giữa các boong nhờ thang máy kín nước hoặc ống thang.
Deep Sea Dreamer trang bị hệ thống đẩy lai diesel - điện gồm hai động cơ Cummins, một động cơ điện và 10 bộ đẩy định hướng. Phương tiện này có thể hoạt động như một du thuyền bình thường khi nổi lên mặt nước và chỉ cần thả neo để cập bến. Trong những chuyến đi dài hơn, con tàu có thể chạy ngay dưới mặt nước, nơi điều kiện thời tiết không ảnh hưởng đến hành khách, nhờ đó tăng hiệu quả di chuyển và tầm hoạt động. Trong trường hợp này, cột ống thở của tàu sẽ đóng vai trò cung cấp không khí trong lành và xả khí thải.
Du thuyền của Kozloff có thể lặn sâu tối đa 100m. Nếu sử dụng hoàn toàn điện và không gây ồn, con tàu có thể chạy 161 km. Nó có khả năng neo đậu dưới đáy biển tới 7 ngày và vận hành nhờ pin.
Tốc độ tối đa của Deep Sea Dreamer là 18,5km/h, trong khi tốc độ hành trình là 11km/h, đạt được ở trạng thái nửa chìm. Tầm hoạt động ước tính của tàu là 11.112km, tương đương với thời gian hoạt động khoảng 42 ngày ở tốc độ 11km/h. Kozloff nhấn mạnh rằng đây không phải là loại tàu được thiết kế ưu tiên cho tốc độ, thay vào đó, nó hướng đến sự thư giãn. Chi phí chế tạo con tàu dự kiến khoảng 250 triệu USD.

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Nhà khoa học Trung Quốc trình diễn khả năng "tàng hình" bằng vật liệu đặc biệt
Vật liệu này gồm các hàng thấu kính lồi hình trụ nhỏ, khiến ánh sáng khúc xạ đều đặn có quy luật.

"Pin máu" lần đầu tiên được công bố trên thế giới
Các nhà khoa học tại Đại học Cordoba đã phát triển ra cách kết hợp huyết sắc tố - thành phần chính của tế bào hồng cầu - vào pin, tạo ra một loại pin có thể hoạt động trong khoảng từ 20 đến 30 ngày.

Phương pháp mới sản xuất "nam châm vũ trụ", không cần đến đất hiếm
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một phương pháp mới tiềm năng để chế tạo nam châm hiệu suất cao được sử dụng trong tuabin gió và ô tô điện mà không cần đến nguyên tố đ

Skarper DiskDrive: Món phụ kiện giúp xe đạp chuyển động nhưng lại gắn vào phanh?
Điểm đặc biệt của sản phẩm này là không gắn vào bộ chuyển động của xe mà lại gắn vào phanh đĩa, di chuyển phanh để truyền động từ bánh sau.

Áo choàng tàng hình ngoài đời thực hoạt động như thế nào?
Về cốt lõi, công nghệ tàng hình dựa vào việc điều khiển sóng ánh sáng, thứ chịu trách nhiệm cho nhận thức thị giác của chúng ta.
