Đụn cát hình con đỉa trên sao Hỏa
Camera trên tàu Mars Reconnaissance Orbiter của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chụp bức ảnh đụn cát sao Hỏa có hình dáng giống một con đỉa lớn.
Đụn cát sao Hỏa giống hình con đỉa
Theo Fox News, bức ảnh được camera HiRISE (High Resolution Imaging Science Experiment) trên tàu Mars Reconnaissance Orbiter chụp vào mùa hè năm nay.
Đụn cát trông như một con đỉa khổng lồ trên bề mặt sao Hỏa. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/Đại học Arizona).
HiRISE có nhiệm vụ chụp hình các đụn cát trên sao Hỏa theo định kỳ để nghiên cứu sự dịch chuyển đất. Những bức ảnh cũng cung cấp thông tin về sự xói mòn, chuyển động của vật chất trên bề mặt hành tinh, về gió, kiểu thời tiết, hạt đất và kích thước hạt. Đôi khi, chúng có thể hé lộ bản chất của lớp đất bên dưới.
Khi phóng to, bức ảnh cho thấy khoảng cách giữa các đụn cát và một bề mặt có nhiều đứt gãy. Theo NASA, bề mặt này có khả năng chống đỡ sự xói mòn do gió gây ra, chứng tỏ vật chất ở bề mặt là đá cứng bị tan vỡ dưới tác động lâu dài của lực uốn cong hoặc thay đổi nhiệt độ.
Một giả thuyết khác cho rằng bề mặt sao Hỏa có thể là một lớp trầm tích. Lớp bề mặt này từng có thời kỳ ngập nước, sau đó co lại và đứt gãy khi nước cạn khô.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
