Dùng ánh sáng để dịch chuyển tức thời não chuột

Các nhà khoa học tìm ra cách dịch chuyển tức thời não chuột tới nơi khác bằng cách mô phỏng neuron trong não chúng và sử dụng chùm laser tái kích hoạt tế bào.

Dùng ánh sáng để dịch chuyển tức thời não chuột
Ánh sáng laser kích hoạt tế bào trong não chuột nhắt. (Ảnh: Discovery).

Nhóm nhà khoa học thần kinh ở Đại học London (UCL) dùng ánh sáng để đọc và viết hoạt động điện trong não. Những con chuột nhận được phần thưởng ở nơi chúng giữ lại ký ức bên trong "tế bào chỗ" (một loại neuron). Thông qua thí nghiệm sử dụng ánh sáng, họ kích hoạt cùng loại tế bào, sau đó sử dụng ký ức ở chỗ này để khiến con chuột cảm thấy và hành động như thế nó đã ở nơi nhận thưởng. Các nhà nghiên cứu công bố kết quả thí nghiệm hôm 6/11 trên tạp chí Cell.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu chỉnh sửa neuron để biểu thị cảm biến canxi mã hóa di truyền, cho phép tế bào sáng lên khi hoạt động. Tiếp theo, họ điều chỉnh protein trong cùng neuron, nhờ đó họ có thể kích hoạt những tế bào chuyên biệt bằng chùm ánh sáng laser.

Việc kết hợp hai kỹ thuật giúp các nhà nghiên cứu tiến hành kích hoạt tế bào chỗ của chuột theo chủ đích. Những tế bào này nằm ở vùng hồi hải mã, khu vực trong não chịu trách nhiệm về ký ức và học hỏi, thường hoạt động khi chuột ở khu vực mới. Khi tế bào được kích hoạt nhân tạo, con chuột "dịch chuyển tức thời về mặt thần kinh" và cảm thấy như thể chúng đã quay lại nơi mà chúng lưu giữ ký ức.

Nhóm nghiên cứu ở UCL cho biết đây là ví dụ đầu tiên cho thấy kích hoạt tế bào chỗ cho phép chúng ta thu hồi lại ký ức về môi trường để định vị. Họ cũng hy vọng có thể thực hiện thí nghiệm tương tự ở người trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
MIT tạo ra loại vật liệu giúp giữ lạnh mà không cần điện

MIT tạo ra loại vật liệu giúp giữ lạnh mà không cần điện

Là sự kết hợp giữa hydrogel (gel nước) và aerogel (gel khí), vật liệu này có thể giữ các đồ vật lạnh hơn trong quãng thời gian dài gấp 5 lần so với các vật liệu tương tự.

Đăng ngày: 17/11/2020
Xe điện buggy in 3D làm từ nhựa tái chế

Xe điện buggy in 3D làm từ nhựa tái chế

Mẫu xe điện nhỏ gọn nặng khoảng 150 kg và có tốc độ tối đa 72 km mỗi giờ, phù hợp cho những chuyến đi ngắn trong thành phố.

Đăng ngày: 17/11/2020
Chỉ cần bắn vi sóng vào nước là cũng có thể tạo ra hydro, các nhà khoa học mở cánh cửa tạo pin sạc siêu nhanh

Chỉ cần bắn vi sóng vào nước là cũng có thể tạo ra hydro, các nhà khoa học mở cánh cửa tạo pin sạc siêu nhanh

Chỉ bằng một đột phá, nhóm các nhà nghiên cứu khiến cả ngành năng lượng, ngành khoa học vật chất, ngành du hành Vũ trụ hồ hởi ra mặt.

Đăng ngày: 17/11/2020
Thiết bị mới này sẽ đưa nhạc vào đầu của bạn mà chẳng cần đến tai nghe

Thiết bị mới này sẽ đưa nhạc vào đầu của bạn mà chẳng cần đến tai nghe

Trước khi ra mắt, Noveto Systems đã gửi một bản prototype SoundBeamer 1.0 thử nghiệm riêng đến The Associated Press.

Đăng ngày: 17/11/2020
Thảm bọt khí giúp tàu biển lướt nhanh trên sóng

Thảm bọt khí giúp tàu biển lướt nhanh trên sóng

Công ty Silverstream Technologies phát triển thiết bị tạo bọt khí đóng vai trò như tấm trượt, cho phép tàu biển lớn di chuyển nhanh hơn và bớt tiêu hao nhiên liệu.

Đăng ngày: 17/11/2020
Trung Quốc phát triển ván bay có người lái

Trung Quốc phát triển ván bay có người lái

Hãng sản xuất tên lửa hàng đầu Trung Quốc trình làng nguyên mẫu ván bay chạy bằng động cơ phản lực đầu tiên của nước này.

Đăng ngày: 16/11/2020
Chế tạo thành công bút phân hủy sinh học đầu tiên trên thế giới

Chế tạo thành công bút phân hủy sinh học đầu tiên trên thế giới

Mặc dù bút có thể không phải là một nguồn chất thải chôn lấp khổng lồ, nhưng nó vẫn làm tổn hại đến môi trường sau khi sử dụng. Mới đây, các nhà thiết kế đã cho ra đời bút Scribit hoàn toàn có thể phân hủy được.

Đăng ngày: 16/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News