Thì ra thứ cực kỳ chết chóc này đã giúp Trái đất... có sự sống

Nghiên cứu của Mỹ không những tìm ra yếu tố bất ngờ quyết định khả năng sống được của Trái đất mà còn có thể định hướng cho các nhiệm vụ săn tìm sự sống ngoài hành tinh

Công trình của nhóm khoa học gia từ Đại học California ở Santa Cruz cho thấy các nguyên tố phóng xạ lâu đời được kết hợp vào một hành tinh đá trong giai đoạn hình thành có thể quyết định khả năng sinh sống của hành tinh đó trong tương lai.

Các nguyên tố như thorium và uranium có thể là nỗi ám ảnh với con người hay các sinh vật khác ngày nay. Nhưng ở bên trong lõi Trái đất thuở sơ khai, chính quá trình phân rã các nguyên tố này đã tạo nên sự gia nhiệt cần thiết từ bên trong cho hành tinh. Sự gia nhiệt này thúc đẩy quá trình kiến tạo mảng và có thể cần thiết để hành tinh tạo ra từ trường.

Thì ra thứ cực kỳ chết chóc này đã giúp Trái đất... có sự sống
Ảnh đồ họa mô tả các dạng hành tinh đá có thể sống được nhờ sự tồn tại vừa đủ của các nguyên tố phóng xạ - (Ảnh: MELISA WEISS).

Từ trường của Trái đất giúp bảo vệ hành tinh khỏi gió Mặt trời và các tia vũ trụ độc hại, trong khi quá trình kiến tạo mảng giúp thúc đẩy các phản ứng hóa sinh tạo ra sự sống sơ khai, cũng như góp phần lớn vào sự ổn định của khí quyền và khí hậu. Toàn bộ những yếu tố này bảo đảm cho sự sống có cơ hội được phát triển an toàn và ngày một tiến hóa.

Và một điều may mắn nữa là lượng phóng xạ trên Trái đất đã vừa đủ. Nếu nhiệt phóng xạ từ lõi quá cao, hành tinh sẽ hoạt động quá mức, ví dụ núi lửa phun liên tục khiến các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt diễn ra thường xuyên hơn và khắc nghiệt hơn.

Theo giáo sư Francis Nimmo, một trong các tác giả chính của nghiên cứu, do thành phần của một hành tinh liên quan mật thiết đến ngôi sao mẹ tạo ra nó, nên việc dùng quang phổ học để xác định thành phần các ngôi sao sẽ giúp suy đoán xem hành tinh quay quanh nó có khả năng hỗ trợ sự sống hay không. Điều này sẽ giúp thu hẹp phạm vi tìm kiếm đáng kể trong các hành tinh thuộc vùng sự sống Goldilocks của các ngôi sao.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 6 sự thật về đồ ăn mà nhà sản xuất không bao giờ tiết lộ, chỉ nhìn thôi thì xác định bị lừa

Top 6 sự thật về đồ ăn mà nhà sản xuất không bao giờ tiết lộ, chỉ nhìn thôi thì xác định bị lừa

Chỉ nhìn thôi liệu bạn có nhận ra được bí mật đằng sau của những loại đồ ăn này?

Đăng ngày: 14/11/2020
Bức tranh kỳ lạ có tác dụng làm sạch không khí

Bức tranh kỳ lạ có tác dụng làm sạch không khí

Ai có thể ngờ rằng một ngày nào đó chỉ cần vẽ một bức tranh tường trên mặt bên của một tòa nhà lại có tác dụng làm sạch ô nhiễm không khí như trồng 780 cây xanh?

Đăng ngày: 14/11/2020
Phát hiện hồ cổ hàng triệu năm tuổi ở Greenland

Phát hiện hồ cổ hàng triệu năm tuổi ở Greenland

Các nhà khoa học vừa thông tin mới tìm thấy tàn tích của một hồ nước cổ đại khổng lồ dưới Greenland. Hồ cổ được cho bị chôn vùi sâu bên dưới lớp băng ở phía tây bắc.

Đăng ngày: 14/11/2020
Điều gì xảy ra nếu bạn chạm tay vào thanh nhiên liệu hạt nhân?

Điều gì xảy ra nếu bạn chạm tay vào thanh nhiên liệu hạt nhân?

Câu trả lời phụ thuộc vào việc nó là thanh nhiên liệu mới hay thanh nhiên liệu đã qua sử dụng.

Đăng ngày: 14/11/2020
Tiết kiệm tiền là tốt nhưng đừng mù quáng: 3 loại tiền nên tiêu để sinh lợi nhuận

Tiết kiệm tiền là tốt nhưng đừng mù quáng: 3 loại tiền nên tiêu để sinh lợi nhuận

Kiếm tiền là tự giác cao nhất của người trưởng thành, còn tiêu tiền cho những khoản nên tiêu là lựa chọn sáng suốt nhất của người đó. Mong rằng chúng ta sẽ học cách tiết kiệm thông minh, ngày càng giàu có hơn trong cuộc sống vốn xô bồ và hối hả này.

Đăng ngày: 13/11/2020
Từ 1 đến 100, số nào phổ biến nhất? Số nào ít phổ biến nhất?

Từ 1 đến 100, số nào phổ biến nhất? Số nào ít phổ biến nhất?

Số 1 xuất hiện trong gần như là tất cả chuỗi (chính xác 336.423 chuỗi).

Đăng ngày: 13/11/2020
Bức thư đầy lỗi đánh máy của trùm phát xít Hitler

Bức thư đầy lỗi đánh máy của trùm phát xít Hitler

Bức thư hiếm này được viết vào ngày 1/3/1932, chỉ 4 ngày sau khi Hitler trở thành công dân Đức.

Đăng ngày: 13/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News