Dùng hệ miễn dịch của vi khuẩn để khiến chúng "tự tử"

Việc sử dụng quá liều thuốc kháng sinh trên người và động vật được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của các loại vi khuẩn kháng thuốc hay superbug (các vi khuẩn có khả năng kháng nhiều loại thuốc kháng sinh). Hôm nay, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại bomb kháng sinh thông minh có thể tập trung vào từng dòng vi khuẩn riêng biệt, qua đó mang lại một thế hệ thuốc kháng sinh mới ngăn ngừa sự đe dọa của các vi khuẩn kháng kháng sinh.

Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu đến từ đại học Bắc Carolina (NC), kỹ thuật của họ mang lại tiềm năng về một loại vũ khí mới trong cuộc chiến chống lại các loại vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc. Không giống như các loại kháng sinh thông thường, tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại, phương pháp mới sẽ tập trung và tiêu diệt từng loại vi khuẩn nhất định trong khi không hề đụng chạm đến các vi khuẩn sinh lợi. Vì vậy, họ gọi đây là bomb kháng sinh thông minh.

Trong hệ miễn dịch của nhiều loại vi khuẩn thường chứa một hệ thống có tên gọi CRISPR-Cas. CRISRP viết tắt của Clustered Regualarly Interspaced Palindromic Repeats - chuỗi lặp lại đối xứng đều nhau là các chuỗi DNA được nhiều loại vi khuẩn và cố khuẩn để tự vệ. Khi vi khuẩn bị tấn công bởi các đối tượng xâm nhập bên ngoài, chẳng hạn như virus, hệ thống CRISPR-Cas sẽ tạo ra các chuỗi RNA (Acid Ribonucleic) nhỏ có tên CRISPR RNA có khả năng nhận diện cụ thể và ghép nối với các trình tự DNA của đối tượng xâm nhập. Khi CRISPR RNA tìm ra một điểm nối, chúng sẽ giải phóng các protein gọi là Cas để cắt DNA của đối tượng xâm nhập, do đó ngăn chặn lây nhiễm.

Bằng việc thiết kế các CRISPR RNA tập trung vào chuỗi DNA của chính vi khuẩn, các nhà nghiên cứu tại NC đã điều chỉnh hệ miễn dịch của vi khuẩn để chúng "tự sát".

Bác sĩ Chase Beisel - phó giáo sư hóa học và kỹ thuật sinh học phân tử tại đại học NC cho biết: "Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi đã nhận ra rằng phương pháp này loại bỏ các vi khuẩn được tập trung. Chúng tôi vẫn cố gắng tìm hiểu rõ hơn về việc cắt DNA để loại bỏ vi khuẩn. Tuy nhiên, phương pháp cho phép tập trung vào nhiều loại vi khuẩn khác nhau và loại bỏ dễ dàng, đây là điều khích lệ chúng tôi".

Một trong những thành tựu đáng chú ý của nhóm nghiên cứu là việc họ đã tiêu diệt thành công vi khuẩn Salmonella gây bệnh tiêu chảy trên người mà không tác động đến các vi khuẩn có lợi. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã chứng minh khả năng tiêu diệt một chủng của một loài vi khuẩn trong khi một chủng khác của cùng một loài có đến 99% DNA giống nhau vẫn không bị ảnh hưởng.

"Bằng cách tập trung vào các đoạn DNA riêng biệt thông qua hệ thống CRISPR-Cas, chúng tôi có thể vượt qua các cơ chế cơ bản của nhiều vi khuẩn kháng kháng sinh", bác sĩ Beisel cho biết.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển các phương pháp phân phối CRISPR RNA để có thể áp dụng trên các thử nghiệm lâm sàn một cách hiệu quả. Chi tiết về nghiên cứu của đại học Bắc Carolina đã vừa được đăng tải trên tạp chí trực tuyến mBio.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Ngắm nghía loài cây

Ngắm nghía loài cây "quái vật nước dãi" xanh lè

Trên dãy núi Andes hàng nghìn tuổi tồn tại một loài thực vật có bề ngoài kì lạ đến mức mà có thể khiến chúng ta nhầm tưởng rằng chúng không thuộc về Trái đất này.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News