Dùng khẩu trang thải bỏ làm bê tông

Khẩu trang y tế cũ được cắt nhỏ thành sợi, xử lý bằng hóa chất rồi thêm vào xi măng - thành phần kết dính trong bê tông.

Dùng khẩu trang thải bỏ làm bê tông
Các nhà khoa học cắt nhỏ khẩu trang y tế thành sợi, xử lý với dung dịch graphene oxit trước khi trộn vào xi măng. Ảnh: Đại học Bang Washington

Trong những năm qua, khẩu trang trở thành một loại rác phổ biến. Nhóm chuyên gia tại Đại học Bang Washington (WSU) tìm ra công dụng mới cho chúng, đó là tăng độ bền cho bê tông, New Atlas hôm 28/4 đưa tin. Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Materials Letters.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng bê tông có xu hướng ít nứt vỡ hơn khi trộn cùng những sợi gia cố tí hon. Với thông tin này, nhóm chuyên gia WSU đặt câu hỏi, liệu sợi polypropylene hoặc polyester trong khẩu trang thải bỏ có thể dùng cho mục đích này hay không.

Để tìm ra đáp án, họ bắt đầu xử lý khẩu trang cũ bằng cách tháo gọng mũi kim loại và quai đeo tai bằng cotton, sau đó tách nhỏ phần còn lại thành những sợi dài từ 5 mm đến 30 mm. Tiếp theo, các sợi được xử lý bằng dung dịch graphene oxit. Chất này tạo thành một lớp phủ bên trên, tăng thêm diện tích bề mặt và giúp các sợi kết dính với hồ xi măng Portland thường dùng. Các sợi được thêm vào xi măng - thành phần kết dính trong bê tông - với thể tích 0,1%.

Thử nghiệm xi măng cốt sợi sau khi đóng rắn một tháng, nhóm nghiên cứu nhận thấy nó có độ bền kéo cao hơn 47% so với xi măng Portland chưa qua xử lý. Việc bổ sung các sợi cũng làm giảm độ bền nén một chút, khoảng 3%. "Nghiên cứu này giới thiệu một công nghệ giúp chuyển đổi khẩu trang đã qua sử dụng, từ rác thải sang thứ hữu dụng và có giá trị cao", giáo sư Xianming Shi, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Năm ngoái, một nghiên cứu do nhóm chuyên gia tại Đại học RMIT Australia thực hiện cũng cho thấy sợi khẩu trang giúp tăng độ bền chắc cho nhựa đường và một số vật liệu làm đường khác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
5 mẹo dọn sạch thủy tinh vỡ an toàn, không dùng chổi

5 mẹo dọn sạch thủy tinh vỡ an toàn, không dùng chổi

Việc thu dọn các mảnh thủy tinh vỡ đòi hỏi bạn phải thật kỹ lưỡng. Và để đủ kỹ lưỡng, đôi khi bạn cần phải tháo vát. Bạn có thể sẽ muốn cân nhắc các phương pháp khác thay vì dùng chổi để dọn bởi những mảnh vụn nhỏ sẽ mắc vào lông chổi, gây nguy hiểm cho lần quét tiếp theo.

Đăng ngày: 02/05/2022
Sự thật về vương tộc nổi tiếng lịch sử thế giới: Vị vua đứng trên vạn người vẫn

Sự thật về vương tộc nổi tiếng lịch sử thế giới: Vị vua đứng trên vạn người vẫn "ngửa tay" xin tiền vợ

Khi Sa hoàng Nicholas II đi lễ nhà thờ, ông thường bỏ các đồng 5 rúp có in hình chân dung của chính mình vào trong chiếc cốc từ thiện như các giáo dân khác.

Đăng ngày: 02/05/2022
Thời sơ khai của 10 phát minh vĩ đại

Thời sơ khai của 10 phát minh vĩ đại

Những phát minh nổi tiếng như máy sấy tóc, radio, tủ lạnh... đã liên tục biến đổi theo thời gian, một số không còn dấu vết gì của thời chúng vừa ra đời.

Đăng ngày: 01/05/2022
Arab Saudi gieo mưa nhân tạo ở 3 thành phố

Arab Saudi gieo mưa nhân tạo ở 3 thành phố

Arab Saudi bắt tay vào giai đoạn đầu tiên của hoạt động gây mưa nhân tạo ở các khu vực phía trên thủ đô Riyadh, al-Qassim, và Hail hôm 26/4.

Đăng ngày: 01/05/2022
Có một vũ trụ ẩn bên trong cơ thể chúng ta và đây là minh chứng

Có một vũ trụ ẩn bên trong cơ thể chúng ta và đây là minh chứng

Bức ảnh về các tế bào nhỏ bé bên trong cơ thể chúng ta trông giống như quang cảnh các thiên hà xa xôi khi nhìn qua ống kính thiên văn.

Đăng ngày: 30/04/2022
Kek Lapis Sarawak - Món tráng miệng phức tạp nhất thế giới

Kek Lapis Sarawak - Món tráng miệng phức tạp nhất thế giới

Kek Lapis Sarawak là một loại bánh truyền thống của Malaysia, nổi tiếng với cả vẻ ngoài phức tạp cũng như quá trình để làm ra nó.

Đăng ngày: 30/04/2022
Nhà khoa học bày cách giúp các thanh niên

Nhà khoa học bày cách giúp các thanh niên "sớm thoát ế"

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng chuyện yêu đương hẹn hò với mình sao quá khó khăn? Bạn từng gặp gỡ nhiều người nhưng chỉ sau một, hai lần hẹn là đối phương " im thin thít và lặn mất tăm"?

Đăng ngày: 29/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News