Dùng kiến khâu vết thương gây tranh cãi trong lịch sử y khoa

Thời xưa cổ, người ta đặt con kiến lên vết thương để chúng cắn vào hai bên, sau đó bỏ phần thân kiến chỉ giữ lại đầu như chiếc ghim.

Phương pháp này được ghi nhận có từ thời tiền sử, khoảng năm 1000 trước Công nguyên. Những khu rừng rậm tại châu Phi tồn tại một loài kiến Siafu, có tên gọi khác là kiến quân đội hoặc kiến phẫu thuật. Một đàn kiến Siafu có thể lên tới 20 triệu con. Với số lượng lớn, chúng có thể làm chết người.

Trước khi phương pháp khâu vết thương ra đời, con người có ý tưởng làm lành vết thương nhờ sự giúp sức của loài kiến này. Đầu tiên họ dùng kiến trong phẫu thuật. Những con kiến được đặt lên trên vết thương, cắn vào hai bên của vết thương. Sau đó, người ta bỏ phần thân kiến, chỉ giữ lại phần đầu kiến.Vết may được tạo ra bởi đầu kiến, như một cái ghim tạm thời, có thể kéo dài trong nhiều ngày và dễ dàng thay thế nếu cần thiết. Vết thương từ đó cũng trở nên lành nhanh chóng.

Dùng kiến khâu vết thương gây tranh cãi trong lịch sử y khoa
Hàm dưới của kiến rất chắc khỏe, có thể đâm sâu vào da người, khép chặt vết thương. (Ảnh: Alex Wild Photography).

Việc sử dụng kiến của người bản địa tiếp tục được ghi nhận từ những năm 1800 trở đi, đặc biệt ở Algeria và được ghi nhận bởi Quân đoàn Ngoại giao Pháp. Chúng cũng được mô tả ở Hy Lạp vào năm 1896, "Vết khâu trên đầu của người thợ cắt tóc dài khoảng 2,5 cm do 10 con kiến quân đội thực hiện".Các bác sĩ Ả Rập ghi nhận nhiều công dụng của loài kiến vào thời kỳ này. Sau đó, việc sử dụng kiến phẫu thuật lan rộng ra nhiều vùng của châu Âu, tồn tại cho đến đầu thời Phục hưng. Về sau, ngoài sử dụng trong phẫu thuật, kiến có tác dụng hiệu quả trong việc khâu các vết thương ngoài da trên người. Các nhà khoa học nhận định, hàm dưới chắc khỏe của kiến đâm sâu vào da người, khép chặt vết thương.

Dùng kiến khâu vết thương gây tranh cãi trong lịch sử y khoa
Vết thương dần lành sau khi chỉ còn lại đầu kiến. (Ảnh: Reddit).

Nhiều nhà khoa học không ngần ngại nhận định: "Từ góc độ y khoa, dùng kiến khâu vết thương là không có thật". Các tài liệu ghi nhận lịch sử này sau khi được xuất bản đã tạo ra cuộc tranh cãi không nhỏ trong giới khoa học. Đặt một con kiến lên vết thương để chúng cắn có thể gây đau đớn gấp bội phần cho bệnh nhân, chưa nói đến việc đặt nhiều con kiến lên cùng lúc. Hơn nữa, phần đầu kiến mắc kẹt trong vết thương sẽ khiến vết thương bị nhiễm trùng, vì loài kiến không được vô trùng. Lâu ngày nhiễm trùng có thể ăn sâu vào máu, nguy hiểm tới tính mạng.

Nhà côn trùng học Grzegorz Buczkowski cũng cho rằng những phát hiện trên là chưa thuyết phục. Tuy nhiên, chương trình truyền hình thực tế kênh Discovery sau này phát sóng những hình ảnh về hai anh chàng vạm vỡ sống sót ở nơi hoang dã nhờ dùng ba con kiến khâu vết thương. Đến nay vẫn chưa có lời giải cuối cùng cho hiện tượng bí ẩn này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
HIV dù nguy hiểm nhưng giờ đã không còn là một bản án tử nữa rồi

HIV dù nguy hiểm nhưng giờ đã không còn là một bản án tử nữa rồi

Quả thực HIV là một căn bệnh nguy hiểm, vẫn được y học xem là căn bệnh thế kỷ. Tuy nhiên, tất cả cũng ta cũng cần phải hiểu rằng nhiễm HIV không có nghĩa là mất cả cuộc đời.

Đăng ngày: 09/04/2019
Cách ổn định đường huyết tránh bệnh tiểu đường

Cách ổn định đường huyết tránh bệnh tiểu đường

Ăn uống đúng giờ; chọn thực phẩm tươi sống; tránh tình trạng ngày ngủ, ban đêm làm việc; tập thể dục... giúp cơ thể khỏe mạnh.

Đăng ngày: 09/04/2019
Phát hiện nhớt cá có thể diệt vi khuẩn kháng thuốc, tế bào ung thư

Phát hiện nhớt cá có thể diệt vi khuẩn kháng thuốc, tế bào ung thư

Một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Oregon, Mỹ mới đây phát hiện lớp nhớt bao phủ các con cá đang trưởng thành có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, siêu vi và nấm bệnh.

Đăng ngày: 09/04/2019
7 căn bệnh nguy hiểm bạn có thể lây từ chó

7 căn bệnh nguy hiểm bạn có thể lây từ chó

Con người tiếp xúc trực tiếp với chó có thể lây bệnh dại, hắc lào, viêm da, nhiễm trùng giun đũa, giun móc, trùng xoắn móc câu, sán dây.

Đăng ngày: 09/04/2019
Tập thể dục khi mang thai có thể giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em

Tập thể dục khi mang thai có thể giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em

Việc tập thể dục khi mang thai có thể giúp giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em sau khi sinh.

Đăng ngày: 08/04/2019
Thức dậy sau cơn hôn mê dài 24h, người đàn ông Scotland chỉ có thể nói tiếng Malaysia

Thức dậy sau cơn hôn mê dài 24h, người đàn ông Scotland chỉ có thể nói tiếng Malaysia

Chưa kịp vui mừng khi người đàn ông tỉnh lại sau hôn mê, mọi người lại trở nên bối rối khi ông chỉ nói được tiếng Malaysia mặc dù ông là người Scotland.

Đăng ngày: 05/04/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News