Dùng máy in 3D, các nhà khoa học tạo ra ngón tay robot thiên thần
Các nhà khoa học đã tạo ra một bàn tay robot sử dụng tín hiệu thần kinh nhân tạo cho cảm nhận xúc giác tương tự như da người, thậm chí hơn.
Để tạo ra bàn tay robot này, các nhà khoa học đã nghiên cứu cách sắp xếp một cấu trúc phức tạp trước khi sử dụng máy in 3D để tạo ra hình dáng chính xác cho vật thể.
Trong số 5 ngón tay của bàn tay robot, có một đầu ngón tay có khả năng cảm nhận xúc giác (những cảm giác có được khi đụng chạm, tiếp xúc bằng da) như một ngón tay người thật.
Về cơ bản, đối với con người, các dây thần kinh xúc giác truyền tín hiệu từ các đầu dây thần kinh ở ngón tay tới não để xử lý. Chúng được gọi là cơ quan thụ cảm, có thể báo hiệu áp lực và hình dạng của một tiếp xúc giúp chúng ta có thể hình dung được rất nhiều đặc tính.
Đầu ngón tay nhân tạo có thể mang lại cảm nhận xúc giác như tay thật.
Tuy nhiên, vô cùng khó để tạo ra một sản phẩm nhân tạo có thể mô phỏng cảm giác tinh tế như ở tay người. Do vậy, khi tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã theo dõi các chỉ số cảm nhận thần kinh rất cẩn thận.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm hàng chục lần tương tác giữa ngón tay robot với các vật thể khác nhau. Kết quả, sóng cảm nhận thần kinh từ ngón tay robot cho thấy sự trùng khớp đáng kinh ngạc với dữ liệu thần kinh của não người.
Ngón tay nhân tạo này còn có thể nhận biết được cả những đường vân siêu nhỏ và phức tạp, điều đó cho thấy nó thậm chí còn cảm nhận tinh tế hơn đôi chút so với tay người.
Vui mừng với kết quả đạt được nhưng nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra nhược điểm cố hữu của các sản phẩm robot nằm ở độ thiếu linh hoạt. Cảm nhận thần kinh đã mô phỏng được chính xác nhưng các cảm nhận của ngón tay robot vẫn có độ trễ nhỏ. Giáo sư trưởng dự án nghi ngờ vấn đề này xuất phát từ nguyên nhân do vật liệu in 3D dày hơn một chút so với da người thật.
Dù vậy, đây vẫn là một bước phát triển thú vị trong lĩnh vực chế tạo robot. Nó có thể cách mạng hóa lĩnh vực robot cũng như lĩnh vực chế tác chân tay giả dùng cho y học.

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
