Dung nham núi lửa Tây Ban Nha đang lan rộng đến Đại Tây Dương
Cư dân sống dọc theo bờ biển phía đông đảo La Palma của Tây Ban Nha đã nhận lệnh phong tỏa khi dung nham chảy từ núi lửa Cumbre Vieja tiến đến gần biển.
Theo cảnh báo của Ủy ban khẩn cấp Quần đảo Canary, dòng dung nham nóng 1.250 độ C có thể chạm đến Đại Tây Dương trong những giờ tới, có khả năng gây ra các vụ nổ và cuốn theo các đám mây khí độc trên đảo.
Núi lửa Cumbre Vieja trên đảo Canary của La Palma, Tây Ban Nha phun trào ngày càng mạnh. (Ảnh CNN).
Với khả năng dung nham sẽ tràn ra biển trong những giờ tới tại khu vực ven biển Tazacorte và đề phòng khả năng phát thải khí có hại cho sức khỏe, Ủy ban khẩn cấp núi lửa Quần đảo Canary đã ra lệnh phong tỏa tại hạt San Borondon, Marina Alta, Marina. Baja và La Condesa.
"Người dân nên làm theo hướng dẫn của chính quyền, ở nhà, đóng chặt cửa và cửa sổ, cho đến khi tình hình khả quan hơn", ủy ban trên cho biết thêm.
Dòng dung nham đã đi qua thị trấn Tây Nam Todoque, nơi đã được sơ tán vài ngày trước và chỉ cách bờ biển La Palma 1,6 km. Các nhà chức trách cũng đã kêu gọi cư dân trong bán kính 5km núi lửa đặt ra các biện pháp phòng ngừa hơn nữa, do có khả năng xảy ra các vụ nổ mới có thể khiến kính vỡ.
Các phương tiện bị bao phủ bởi tro bụi từ vụ phun trào núi lửa ở La Palma. (Ảnh AP).
Hãng hàng không chính của Quần đảo Canary, Binter Canarias, xác nhận hôm 27/8 (giờ địa phương) rằng họ sẽ tiếp tục tạm dừng các chuyến bay đến và đi từ sân bay La Palma trong khi theo dõi tình hình. Tất cả các giao thông hàng không khác tại sân bay cũng bị hủy bỏ, theo AENA, nhà điều hành sân bay của Tây Ban Nha.
Ngày 27/9 là ngày thứ 9 liên tiếp xảy ra các vụ phun trào từ núi lửa, cho đến nay đã buộc Tây Ban Nha phải sơ tán gần 6.000 người, phá hủy hàng trăm ngôi nhà và tàn phá các đồn điền chuối quan trọng về kinh tế của hòn đảo.
Dịch vụ giám sát vệ tinh Copernicus của Liên minh châu Âu cho biết dòng dung nham đã nhấn chìm hơn 230 ha, nuốt chửng hàng trăm ngôi nhà cũng như đường xá, trường học và nhà thờ, buộc hàng nghìn người phải sơ tán.
Không có trường hợp tử vong hoặc thương tích nghiêm trọng nào được báo cáo kể từ khi núi lửa phun trào, nhưng khoảng 15% diện tích trồng chuối của hòn đảo có thể gặp rủi ro, gây nguy hiểm cho hàng nghìn việc làm.

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam
Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?
Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
