Dùng thuốc chống co giật làm tăng nguy cơ tự tử

Theo kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ tiến hành, việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc chống co giật như Neurontin của hãng Pfizer và Trileptal của hãng Novartis, có thể làm tăng nguy cơ tự tử, cố ý tự tử và cái chết bạo lực ở những bệnh nhân lần đầu uống thuốc. 

Dùng thuốc chống co giật làm tăng nguy cơ tự tửKết quả nghiên cứu trên đăng trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA) cho biết so với các loại thuốc chống động kinh mới của hãng Johnson & Johnson như Topamax, nguy cơ tự tử cao hơn ở những người mới sử dụng loại thuốc Neurontin, Lamictal của hãng GlaxoSmithKline, Trileptal hay Gabitril của hãng Cephalon.

Tiến sỹ Elisabetta Patorno, Bệnh viện Brigham & Women's và Trường Y khoa Havard ở Boston, cùng với các đồng nghiệp của mình đã tiến hành nghiên cứu nguy cơ về hành động và suy nghĩ tự sát thông qua việc phân tích các đơn thuốc và dữ liệu lâm sàng của gần 300.000 bệnh nhân ở độ tuổi từ 15 trở lên.

Những người này đã từng được kê đơn các loại thuốc chống co giật lần đầu trong giai đoạn từ tháng 7/2001-12/2006.

"Chúng tôi phát hiện các nguy cơ tăng cao đối với các hành động tự tử trong 14 ngày đầu sau đợt điều trị đầu tiên. Điều này cho thấy các loại thuốc chống co giật có thể gây ra các hiệu ứng ứng xử, trước khi chúng có thể phát huy hiệu quả điều trị đầy đủ," tiến sỹ Patorno cho biết.

Đội ngũ nghiên cứu đã xác định gần 830 hành động tự sát gồm hơn 800 hành vi cố ý tự sát và gần 30 hành vi tự sát. Ngoài ra, họ cũng phát hiện thấy có thêm gần 40 trường hợp tử vong mang tính bạo lực.

Tuy nhiên, tiến sỹ Patorno cũng cho rằng các bệnh nhân nên tiếp tục sử dụng các phương thuốc điều trị, nhưng phải giám sát một cách chặt chẽ và các bác sỹ cân nhắc giữa những lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng thuốc.

Năm 2008, Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu rằng tất cả các loại thuốc thuộc dạng chống co giật cần phải dán lời cảnh báo về việc làm tăng gấp đôi nguy cơ có hành vi và suy nghĩ tự sát./.

Từ khóa liên quan:

y học

thuốc

chống co giật

tự tử

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News