Ếch cái giả chết để chạy trốn con đực

Ếch châu Âu cái sẽ giả chết để tránh giao phối nếu có vài con đực leo lên lưng nó cùng lúc trong mùa sinh sản.


Ếch cái giả chết trong thí nghiệm ở bể nước. (Video: Live Science).

Các nhà nghiên cứu phát hiện ếch cái phát triển một số cách để tránh giao phối, bao gồm lăn lộn, kêu lẩm bẩm và thậm chí giả chết. Họ công bố kết quả nghiên cứu hôm 11/10 trên tạp chí Royal Society Open Science. Ếch châu Âu (Rana temporaria) nổi tiếng là loài sinh sản bùng phát, thường tập trung hàng chục con để giao phối trong ao hồ. Thông thường, số lượng ếch đực vượt xa ếch cái, có nghĩa 6 con đực hoặc hơn có thể cạnh tranh để leo lên lưng ếch cái mỗi lần. Trong một số trường hợp, ếch cái có thể bị giết chết bên trong những khối cầu giao phối này, theo Carolin Dittrich, nhà nghiên cứu ở Bảo tàng Lịch sử tự nhiên tại Berlin.

Tuy nhiên, ếch cái phát triển vài kỹ thuật để tránh ghép đôi. "Thay vì bị động và bất lực, chúng tôi nhận thấy ếch cái có thể sử dụng ba chiến thuật chủ chốt để tránh con đực mà chúng không muốn giao phối, cả do chúng chưa sẵn sàng hoặc không muốn ghép đôi", Dittrich cho biết.

Các nhà nghiên cứu thu thập ếch châu Âu đực và cái từ một ao nước vào mùa giao phối và đặt chúng vào bể đổ đầy nước, mỗi bể chứa hai con cái và một con đực. Sau đó, họ quay phim những con ếch trong nhiều giờ. Trong số 54 con ếch cái bị ếch đực tiếp cận, 83% phản ứng bằng cách nằm ngửa lưng. Cách này khiến con đực ở dưới nước và buộc phải nhả ếch cái ra để tránh chết đuối.


Ếch cái giả chết.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện 48% ếch cái bị ếch đực leo lên lưng phát ra tiếng gầm gừ và tiếng rít the thé. Tiếng gầm gừ mô phỏng tiếng kêu mà ếch đực thường tạo ra để xua đuổi con đực khác. Nhưng Dittrich và cộng sự chưa rõ tiếng rít tần số cao hơn có nghĩa là gì. Họ cũng quan sát 1/3 số ếch cái nằm bất động với tứ chi dang rộng trong khoảng hai phút sau khi bị ếch đực tóm trúng. Họ cho rằng ếch cái đang giả chết dù không thể chứng minh đó là hành vi có nhận thức. Đó cũng có thể là phản ứng tự động trước áp lực.

Những con ếch cái nhỏ và ít tuổi nhiều khả năng sử dụng cả ba chiến thuật xua đuổi con đực nhất trong khi cá thể lớn và già ít khi giả chết. Kết quả là ếch cái nhỏ thường trốn thoát ếch đực tiếp cận tốt hơn. Có thể ếch cái nhỏ tuổi trải qua ít mùa giao phối hơn nên bị căng thẳng hơn khi có con đực đến gần và phản ứng mạnh hơn.

Dù thí nghiệm có thể khác với tình huống thực tế, chiến thuật tương tự được ghi nhận nhiều trong tự nhiên. Chiến thuật giả chết để tránh con đực không mong muốn xuất hiện ở nhiều loài động vật khác, bao gồm chuồn chuồn, nhện và sa giông gân Tây Ban Nha (Pleurodeles waltl). Việc hiểu rõ hành vi như vậy có thể hỗ trợ nỗ lực bảo tồn trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Đăng ngày: 03/04/2025
Khoa học vừa có phát hiện bất ngờ về bộ phận sinh dục của rắn cái

Khoa học vừa có phát hiện bất ngờ về bộ phận sinh dục của rắn cái

Năm 2022 quả là 1 năm đáng nhớ cho những phát hiện lớn về cơ quan sinh dục ở giống cái, kể cả ở động vật và con người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bí ẩn về loài giun Ecuador, dù là giun đất nhưng lại to bằng con rắn

Bí ẩn về loài giun Ecuador, dù là giun đất nhưng lại to bằng con rắn

Phát hiện về loài giun này là một bước đột phá khoa học quan trọng và kể từ đó nó đã thu hút nhiều sự quan tâm và thảo luận trong cộng đồng khoa học.

Đăng ngày: 02/04/2025
Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"

Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News