Elon Musk mời người dùng thử Internet vệ tinh

Công ty SpaceX của Elon Musk đang tìm người tham gia thử nghiệm dịch vụ Internet vệ tinh băng thông rộng Starlink của mình.

Website của Starlink đã cho phép đăng ký nhận tin tức cập nhật của dự án. Người muốn thử nghiệm cần cung cấp địa chỉ email và mã bưu chính. Sau đó, Starlink sẽ gửi email thông báo khi nào việc thử nghiệm diễn ra tại khu vực của người đăng ký dựa trên mã bưu chính.

Theo nội dung Elon Musk viết trên Twitter, đợt thử nghiệm đầu tiên sẽ được thực hiện tại các vùng có vĩ độ cao, chẳng hạn Seattle (Mỹ) và Đức.


Công ty của Elon Musk tìm kiếm người dùng tham gia giai đoạn beta của hệ thống vệ tinh Starlink. (Ảnh: Reuters).

Hiện có khoảng 500 vệ tinh của SpaceX quay quanh Trái đất. SpaceX muốn dùng các vệ tinh của mình làm cầu nối xóa đi sự bất bình đằng trong việc tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông giữa các khu vực. Một nửa thế giới hiện nay - chủ yếu là các vùng nông thôn và người nghèo - vẫn không thể truy cập Internet, hoặc phải chịu tình trạng kết nối kém với chi phí dịch vụ đắt đỏ.

Công ty dự kiến bắt đầu thử nghiệm dịch vụ Internet vệ tinh băng thông rộng trong mùa hè này và thương mại ở Bắc Mỹ vào cuối năm nay. Mục tiêu cuối cùng của Musk là cung cấp dịch vụ Internet cho toàn thế giới vào năm 2021.

Mục đích ban đầu của Starlink là cung cấp dịch vụ cho các khu vực có kết nối Internet kém. Nhưng Musk cũng lên kế hoạch cung cấp dịch vụ Internet giá rẻ ở khu vực thành thị. Theo ông, Internet vệ tinh sẽ có tốc độ 1 Gb/giây với độ trễ khoảng 30 miligiây. Tốc độ này đủ để chơi game video đòi hòi tốc độ phản hồi cao và có thể cạnh tranh với nền tảng Internet truyền thống. Để so sánh, tốc độ Internet băng thông rộng trung bình ở Anh là 64 Mb/giây.

Tuy nhiên, tham vọng của SpaceX cũng vấp phải sự chỉ trích của các nhà thiên văn. Họ cho rằng các hệ thống vệ tinh siêu lớn sẽ gây ô nhiễm ánh sáng, do khi di chuyển chúng sẽ để lại các vệt sáng trên bầu trời đêm. SpaceX hứa sẽ đặt các "tấm chắn nắng" cho các vệ tinh nhằm giải quyết vấn đề này.

Nhiều đối thủ của SpaceX cũng đang lên kế hoạch ra mắt hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp, như OneWeb, Amazon, Facebook, Space Norway và Telesat. Musk thậm chí đã đề nghị cung cấp dịch vụ phóng vệ tinh lên không gian cho các đối thủ mình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News