Em bé đầu tiên sinh ra từ tử cung hiến của người chết

Một phụ nữ 32 tuổi ở Brazil sinh con thành công sau khi được ghép tử cung từ một người hiến tặng.

Mẹ đứa bé không có tử cung bẩm sinh do một rối loạn di truyền hiếm gặp. Người hiến tặng là một phụ nữ 45 tuổi đã sinh con ba lần và chết do vỡ mạch máu não. Em bé chào đời cuối năm 2017, được công bố thông tin lần đầu tiên trên tạp chí y khoa Lancet hôm 4/12.

Tiến sĩ Dani Ejzenberg, Khoa Y trường Đại học Sao Paulo, Brazil, cho biết ca phẫu thuật cấy ghép được thực hiện vào tháng 9/2016. Các bác sĩ đã kết nối tử cung hiến tặng với tĩnh mạch, động mạch, dây chằng và âm đạo của người nhận. Quá trình phẫu thuật kéo dài hơn 10 giờ.

Bệnh nhân bắt đầu uống các loại thuốc ức chế miễn dịch, điều trị chống đông máu và aspirin để ngăn chặn thải ghép. Hơn một tháng sau, người bệnh có kinh trở lại, tử cung được ghép không có dấu hiệu bị thải ghép.

Các bác sĩ đã chuyển phôi thai được thụ tinh trong ống nghiệm vào tử cung của bệnh nhân, 7 tháng sau phẫu thuật. Việc mang thai diễn ra suôn sẻ. Sau 35 tuần, một bé gái nặng 2,5kg chào đời bằng hình thức sinh mổ.


Hình ảnh em bé đầu tiên sinh ra từ tử cung hiến của người đã qua đời. (Ảnh: DW)

Ngay khi em bé chào đời, các bác sĩ quyết định cắt bỏ tử cung được cấy ghép ra khỏi bệnh nhân. "Lý do vì việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài rất tốn kém. Chúng tôi muốn sử dụng kinh phí để thực hiện cấy ghép cho những phụ nữ thiếu may mắn khác", tiến sĩ Dani nói.

Nhóm nghiên cứu cho biết sự thành công từ phương pháp này mang lại hy vọng cho hàng nghìn phụ nữ không thể sinh con do các vấn đề về tử cung. Bên cạnh đó, số người sẵn lòng và cam kết hiến tặng nội tạng khi chết nhiều hơn so với người hiến còn sống, cung cấp một lượng người hiến có tiềm năng lớn.

Phẫu thuật cấy ghép tử cung từ một người hiến tặng đã chết đã được thực hiện từ trước đó, nhưng trường hợp sinh em bé thành công lần đầu tiên được ghi nhận tại Sao Paulo, Brazil. Tiến sĩ Dani cho biết bé gái có sức khỏe ổn định và phát triển bình thường.

Bác sĩ Stuart Lavery, Bệnh viện Hammersmith, Anh, cho rằng về mặt lý thuyết việc sử dụng tử cung từ những người hiến tặng đã qua đời có thể cho phép phụ nữ chuyển giới mang thai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Đăng ngày: 10/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News