Eunice Newton Foote - Nhà khoa học đầu tiên mô tả hiệu ứng nhà kính

Eunice Newton Foote (17/7/1819 - 30/9/1888) là một nhà khoa học, nhà phát minh người Mỹ. Bà là họ hàng của nhà khoa học nổi tiểng Isaac Newton và được cho là nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu và kết luận về hiệu ứng nhà kính (không phải John Tyndall như nhiều người nghĩ) từ năm 1856.

Eunice Newton Foote - Nhà khoa học đầu tiên mô tả hiệu ứng nhà kính
Bản thiết kế máy làm giấy của Eunice Foote năm 1864.

Mãi cho đến khi công trình nghiên cứu của bà được phát hiện vào năm 2010, bà mới có được sự công nhận.

Eunice sinh ra tại bang Connecticut, Mỹ. Dù được đi học và đào tạo khoa học, bà vẫn không được tiếp cận các nghiên cứu sâu hơn, cũng không được cấp bằng đại học do bản thân là phụ nữ.

Eunice Newton Foote - Nhà khoa học đầu tiên mô tả hiệu ứng nhà kính
Tranh minh hoạ nhà khoa học Eunice Foote.

Bà dành thời gian tự nghiên cứu, thử nghiệm vật lý và xuất bản 2 nghiên cứu - trở thành người phụ nữ đầu tiên ở Mỹ làm được việc này. Một trong số đó là "Các trường hợp ảnh hưởng đến sức nóng của tia mặt trời" năm 1856 - nghiên cứu đã khiến Eunice trở thành nhà khoa học đầu tiên mô tả hiệu ứng nhà kính.

Eunice Newton Foote - Nhà khoa học đầu tiên mô tả hiệu ứng nhà kính
Tranh vẽ ngôi trường Rensselaer, nơi bà từng theo học, năm 1824.

Tuy nhiên, nó đã bị lãng quên hơn một thế kỉ, cho đến khi nhà địa chất Raymond Sorenson vô tình tìm được và công bố lại nghiên cứu của bà vào năm 2011.

Eunice Newton Foote - Nhà khoa học đầu tiên mô tả hiệu ứng nhà kính
Những trang đầu của bài nghiên cứu “Các trường hợp ảnh hưởng đến sức nóng của tia mặt trời” năm 1856 của Eunice Foote.

Trong bài nghiên cứu, Eunice đã mô tả một thí nghiệm so sánh hệ thống sưởi và làm mát trong hai xi lanh chứa khí. Qua thí nghiệm này, bà đã thấy xi lanh chứa khí CO2 có mức nhiệt cao hơn rất nhiều so với các khí bình thường khi tiếp xúc với ánh nắng và thời gian nguội của ống này cũng lâu hơn.

Eunice Newton Foote - Nhà khoa học đầu tiên mô tả hiệu ứng nhà kính
“Tuyên ngôn về Quyền và Tình cảm” - một văn bản thuộc phong trào ủng hộ quyền phụ nữ năm 1848 ở Mỹ. Eunice là một trong số 68 người phụ nữ ký tên vào văn bản này

Từ đây, bà đưa ra kết luận rằng, những nơi không khí loãng hơn thì sẽ cảm nhận được ánh mặt trời nhiều hơn và lượng CO2 cao hơn sẽ làm cho Trái đất nóng hơn. Đây được coi là nghiên cứu đầu tiên về hiệu ứng nhà kính, xuất hiện 3 năm trước cả công bố của nhà khoa học John Tyndall về hiện tượng này.

Nhà địa chất Raymond Sorenson sau khi đọc nghiên cứu của Eunice đã ngay lập tức nhận định bà là một nhân vật vĩ đại bị lịch sử khoa học lãng quên.

Eunice Newton Foote - Nhà khoa học đầu tiên mô tả hiệu ứng nhà kính
Nơi an nghỉ của nhà khoa học Eunice Foote tại Nghĩa trang Green-Wood ở quận Brooklyn, thành phố New York, Mỹ

Năm 2011, ông công bố phát hiện của mình trên Tạp chí khoa học địa chất trực tuyến AAPG Search and Discovery, đem lại sự công nhận xứng đáng về vai trò nhà tiên phong trong chủ đề CO2 với hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Những cống hiến của Eunice Foote không chỉ dừng ở lĩnh vực khoa học, mà còn ở lĩnh vực phát minh và đấu tranh cho quyền phụ nữ. Bà qua đời năm 1888. Năm 2022, Liên minh Địa Vật lý Hoa Kỳ đã thành lập Huân chương Eunice Newton Foote để vinh danh bà.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bé trai Trung Quốc tự viết 600 dòng code để phóng tên lửa

Bé trai Trung Quốc tự viết 600 dòng code để phóng tên lửa

Yan Hongsen tự học viết code, vật lý và hóa học để chế tạo tên lửa. Lần phóng đầu tiên chưa thực sự thành công nhưng cậu bé vẫn không bỏ cuộc.

Đăng ngày: 29/07/2024
Câu chuyện bi thảm phía sau cô gái được hôn nhiều nhất thế giới

Câu chuyện bi thảm phía sau cô gái được hôn nhiều nhất thế giới

Không ai biết cô gái tên là gì. Mọi người đều không rõ tuổi tác và hoàn cảnh cũng như cuộc đời đã đưa cô tới Paris thế nào để rồi chết đuối ở sông Seine.

Đăng ngày: 17/07/2024
Câu chuyện về vị tu sĩ liêm chính đã dự đoán về sự tồn tại của lỗ đen, gần 100 năm trước khi Albert Einstein ra đời

Câu chuyện về vị tu sĩ liêm chính đã dự đoán về sự tồn tại của lỗ đen, gần 100 năm trước khi Albert Einstein ra đời

Gần 200 năm trước khi giới khoa học công nhận sự tồn tại của lỗ đen, một tu sĩ người Anh có tên John Michell đã công bố ý tưởng táo bạo về một vật thể vũ trụ lạ kỳ. Vậy tại sao tu sĩ Michell không “viral”?

Đăng ngày: 11/07/2024
Nhà khoa học nữ có phát hiện đi trước thời đại

Nhà khoa học nữ có phát hiện đi trước thời đại

Barbara McClintock (16/6/1902 - 2/9/1992) là một nhà khoa học người Mỹ. Bà dành cả sự nghiệp của mình nghiên cứu về ngô và di truyền học tế bào của ngô.

Đăng ngày: 08/07/2024
Cuộc đời người phụ nữ đầu tiên nhận được bằng lái tàu lượn của Mỹ

Cuộc đời người phụ nữ đầu tiên nhận được bằng lái tàu lượn của Mỹ

Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận được bằng lái tàu lượn của Mỹ và cũng là người phụ nữ đầu tiên nhận được Huân chương Hubbard của Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ.

Đăng ngày: 05/07/2024
Ai là người đầu tiên điều khiển chiếc máy bay có thể bay nhanh hơn tốc độ âm thanh?

Ai là người đầu tiên điều khiển chiếc máy bay có thể bay nhanh hơn tốc độ âm thanh?

Người đầu tiên điều khiển chiếc máy bay có thể bay nhanh hơn tốc độ âm thanh là phi công Chuck Yeager người Mỹ.

Đăng ngày: 01/07/2024
Cuộc sống thực sự trong không gian: Theo lời kể của phi hành gia Marsha Ivins

Cuộc sống thực sự trong không gian: Theo lời kể của phi hành gia Marsha Ivins

Cuộc sống của các phi hành gia trong không gian ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu và thử thách.

Đăng ngày: 28/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News