Nhà khoa học nữ có phát hiện đi trước thời đại

Barbara McClintock (16/6/1902 - 2/9/1992) là một nhà khoa học người Mỹ. Bà dành cả sự nghiệp của mình nghiên cứu về ngô và di truyền học tế bào của ngô.


Chân dung nhà khoa học Barbara McClintock.

Bà đã phát triển kỹ thuật và nghiên cứu về di truyền ở ngô, làm sáng tỏ vai trò và nhiệm vụ của các vùng nhiễm sắc thể quan trọng trong việc bảo tồn thông tin di truyền. Bà Barbara được trao Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1983.

Barbara McClintock sinh ngày 16/6/1902 tại Hartford, bang Connecticut, Mỹ. Bà thừa hưởng tình yêu khoa học từ người cha là bác sĩ và đã thể hiện tinh thần độc lập, cá tính từ nhỏ.


Barbara McClintock khi còn nhỏ.

Sau khi học trung học, bà đăng ký theo học chuyên ngành sinh học tại Đại học Cornell vào năm 1919, tốt nghiệp cử nhân năm 1923, sau đó tiếp tục học và nghiên cứu để lấy bằng Thạc sĩ (1925) và Tiến sĩ (1927) về tế bào học, di truyền và động vật học.

Bà Barbara bắt đầu công việc chiếm trọn cuộc đời nghề nghiệp của mình: phân tích nhiễm sắc thể của ngô. Trong suốt sự nghiệp của mình, bà tập trung nghiên cứu về di truyền học tế bào (cytogenetics) và thực vật dân tộc học (ethnobotany) của các giống ngô và đã có nhiều phát hiện giá trị.

Nhiều đặc điểm của sinh vật được xác định bởi tính di truyền - tức là bởi gene của chúng - và được lưu trữ trong nhiễm sắc thể bên trong nhân tế bào. Barbara McClintock đã nghiên cứu các đặc điểm di truyền của ngô, ví dụ như màu sắc của hạt ngô và liên kết điều này với những thay đổi trong nhiễm sắc thể của thực vật.


Kính hiển vi của bà cùng các mẫu bắp ngô được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Hoa Kỳ

Năm 1931, bà và đồng nghiệp, Harriet Creighton, đã xuất bản bài báo nghiên cứu "Mối tương quan giữa trao đổi chéo tế bào và di truyền ở hạt ngô", chứng minh rằng nhiễm sắc thể là nền tảng của di truyền.


Nhà khoa học Barbara McClintock phát biểu ở lễ trao giải Nobel năm 1983.

Trong những năm 1940 và 1950, bà tiếp tục chứng minh rằng các yếu tố di truyền đôi khi có thể thay đổi vị trí trên nhiễm sắc thể, khiến các gene lân cận có thể bị vô hiệu hoá. Việc gene có thể thay đổi vị trí đi ngược lại với quan điểm thời đó, nên dù là một phát hiện đi trước thời đại, các nhà khoa học khác đã phản đối hay ngó lơ những nghiên cứu của bà.


Bà Barbara cùng một bắp ngô thành quả sau nghiên cứu.

Mãi đến cuối những năm 1960 và 1970, khi các nhà sinh vật học xác định rằng, vật liệu di truyền là DNA, thì những phát hiện ban đầu của bà mới được công nhận và khen thưởng.

Giải thưởng lớn nhất trong sự nghiệp của Barbara là giải Nobel Sinh lý học và Y học năm 1983, được trao cho bà ở tuổi 80.


Hội trường Barbara McClintock tại Đại học Cornell - nơi bà đã học và lấy bằng cử nhân.

Phát hiện "gene nhảy" của bà đã đi trước thời đại hơn 30 năm nên cho tới nay, bà là người phụ nữ duy nhất nhận giải Nobel Y học mà không phải chia sẻ cùng người khác.

Barbara McClintock qua đời tại New York, Mỹ, vào năm 1992, hưởng thọ 90 tuổi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những thiên tài tự học

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại

Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Đăng ngày: 07/05/2025
Thần đồng có IQ cao hơn Albert Einstein: Thiên tài Toán học, quá khứ từng bị cho thôi học vì quá thông minh

Thần đồng có IQ cao hơn Albert Einstein: Thiên tài Toán học, quá khứ từng bị cho thôi học vì quá thông minh

Chắc hẳn nhiều người sẽ phải "toát mồ hôi" khi tìm hiểu về cuộc đời của Đào Triết Hiên.

Đăng ngày: 06/05/2025
Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới

Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Đăng ngày: 02/05/2025
Truyền kỳ về người phụ nữ đầu tiên làm pharaoh Ai Cập

Truyền kỳ về người phụ nữ đầu tiên làm pharaoh Ai Cập

Tính cả thời gian bà làm nhiếp chính và là pharaoh (vua Ai Cập), thì Hatshepsut đã cai trị Ai Cập tổng cộng 21 năm.

Đăng ngày: 27/04/2025
Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?

"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch! 

Đăng ngày: 23/04/2025
Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Đăng ngày: 22/04/2025
Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu

Leonardo da Vinci nổi danh với những bức họa độc đáo và vô giá trên thế giới. Tuy nhiên, ông còn được biết đến qua những bức vẽ giải phẫu học tỉ mỉ, hiếm hoi và vô cùng chính xác ở thời kỳ đó.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News