Florida loại bỏ thành công cá sấu xâm hại
Các nhà nghiên cứu đang phối hợp với chính quyền Florida để tiếp tục các biện pháp tiêu diệt tận gốc cá sấu đeo kính.
Cá sấu đeo kính, loài động vật bản xứ ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, sinh sống ở Florida từ thập niên 1970. Chúng xâm chiếm vùng Everglades ở Florida thông qua hoạt động buôn bán thú nuôi, trang trại, sổng chuồng hoặc được thả ra tự nhiên. Loài cá sấu này trở thành mối đe dọa đối với động vật hoang dã bản xứ ở cùng môi trường sống như cá sấu mõm ngắn và cá sấu thường, cạnh tranh thức ăn và nhiều tài nguyên khác. Ngoài ra, chúng cũng săn chim chóc, động vật có vú nhỏ, cá và các loài bò sát.
Một con cá sấu đeo kính trưởng thành ở đầm lầy vịnh Biscayne. (Ảnh: Nick Scobel).
Trong nghiên cứu mới của Đại học Florida, công bố trên tạp chí Management of Biological Invasions, các nhà sinh vật học ở Viện thực phẩm và khoa học nông nghiệp (IFAS) mô tả một loạt biện pháp giúp kiểm soát và loại bỏ thành công cá sấu đeo kính ở những khu vực cụ thể tại Everglades. Trưởng nhóm nghiên cứu là Sidney Godfrey, nhà sinh vật học động vật hoang dã ở Trung tâm giáo dục nghiên cứu Fort Lauderdale (UF/IFAS FLREC).
Các nhà khoa học đánh giá nỗ lực tiêu diệt cá sấu là một cột mốc quan trọng trong công cuộc đối phó loài xâm hại. Những biện pháp đã sử dụng có thể được mở rộng cho nhiều loài xâm hại khác trên khắp cả bang và thậm chí toàn cầu. Cá sấu đeo kính xâm hại cũng ảnh hưởng tới mục tiêu bảo tồn của Kế hoạch khôi phục toàn diện Everglades (CERP). Với kinh phí hơn 24,5 triệu USD, CERP là dự án khôi phục hệ sinh thái lớn nhất từng diễn ra ở Mỹ nhằm cải tạo, bảo tồn và bảo vệ hệ sinh thái Nam Florida, đồng thời đáp ứng những nhu cầu khác trong trong khu vực. Cá sấu đeo kính ăn thịt động vật hoang dã và cạnh tranh với các loài cá sấu bản xứ. Nhóm UF/IFAS hướng tới loại bỏ cá sấu trong dự án CERP để giảm thiểu ảnh hưởng.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học tổng hợp dữ liệu 10 năm từ 2012 đến 2021. Những biện pháp để đối phó cá sấu bao gồm khảo sát hàng tuần, phản ứng nhanh khi phát hiện cá thể cần chuyển đi và tiến hành khám nghiệm. Nhóm UF/IFAS bắt đầu khảo sát và tiêu diệt cá sấu từ những đầm lầy ven biển ở vịnh Biscayne vào tháng 12/2012. Họ cũng tiến hành khảo sát môi trường sống cá sấu có thể ẩn náu và dễ bị bỏ sót quanh lộ trình tìm kiếm để loại bỏ nhiều cá sấu hết mức có thể.
Những thành viên nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu thu thập dọc 11 lộ trình tìm kiếm ở bên trong và ngay cạnh các dự án CERP của Florida, bao gồm đầm lầy ven biển vịnh Biscayne, kênh đào C-111 và nhiều tuyến đường huyết mạch trong cơ sở hạ tầng quản lý nước ở Nam Floria. Họ đã chuyển 251 con cá sấu trong suốt 10 năm. Tỷ lệ cá sấu bị loại bỏ mỗi năm tăng từ 5 con năm 2012 lên 47 con vào năm 2020. Nhóm nghiên cứu đã biết thêm nhiều về quá trình làm tổ và ấp trứng của cá sấu thông qua khám nghiệm, giúp tăng tỷ lệ tiêu diệt.
Bước tiếp theo trong dự án của nhóm nghiên cứu bao gồm phát triển công cụ mới như camera chụp ảnh nhiệt để tìm tổ cá sấu. Họ cũng lên kế hoạch công bố chế độ ăn và thông tin di truyền về cá sấu caiman để nâng cao ý thức cộng đồng về tác động của chúng tới hệ sinh thái.

“Gan lì cóc tía": Hóa ra cóc tía là con vật kỳ lạ này
Cóc tía là con vật đã đi vào tiềm thức người Việt qua câu thành ngữ "gan lì cóc tía". Nhưng hiện tại, hầu như không ai có cơ hội bắt gặp chúng trong thực tế.

Loài xâm lược mặt trăng xuất hiện thành viên mới, mặt như cá trê
Ẩn mình trong các dãy núi của cao nguyên Trung Á, một loài mới thuộc dòng họ tardigrade bất tử, có thể sống khỏe ngay cả trên... mặt trăng hoặc trong không gian giữa các vì sao, đã lộ diện.

Con nưa được cho là có 9 lỗ mũi, thế nhưng cũng chưa là gì so với sinh vật 20 "lỗ mũi" này
Nưa là tên một sinh vật được lưu truyền trong dân gian và được những người đi rừng mô tả lại.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.

Cảnh tượng đại bàng vàng quăng sơn dương xuống từ vách núi gây sốc
Đại bàng vàng dùng móng vuốt quắp sơn dương chamois nặng gấp khoảng 10 lần, sau đó giết chết con mồi bằng cách thả rơi từ trên cao.

Những con sói có thể làm thay đổi dòng chảy của các dòng sông
Vào những năm 1920, những con sói đã biến mất khỏi Vườn quốc gia Yellowstone. Gần một trăm năm sau, các con sông đã thay đổi dòng chảy của chúng. Chuyện gì đã xảy ra?
