Loài xâm lược mặt trăng xuất hiện thành viên mới, mặt như cá trê

Ẩn mình trong các dãy núi của cao nguyên Trung Á, một loài mới thuộc dòng họ tardigrade bất tử, có thể sống khỏe ngay cả trên... mặt trăng hoặc trong không gian giữa các vì sao, đã lộ diện.

Tờ Sci-News dẫn lời tiến sĩ Piotr Gąsiorek, nhà nghiên cứu từ Khoa Tiến hóa động vật không xương sống tại Trường Đại học Jagiellonian - Ba Lan: "Các dãy núi và cao nguyên ở Trung Á chứa đựng một số lượng đáng kể các loài tardigrade đặc hữu".

Loài xâm lược mặt trăng xuất hiện thành viên mới, mặt như cá trê
Chân dung loài tardigrade kỳ dị vừa được phát hiện - (Ảnh: Zoologischer Anzeiger)

Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1773, tardigrade, tức "bọ gấu nước", là một nhóm đa dạng các động vật không xương sống cực nhỏ, nổi tiếng với khả năng tồn tại trong những môi trường cực đoan nhất với tuổi thọ lên tới 60 năm.

Chúng được tìm thấy ở những nơi có điều kiện chết chóc: trong hồ núi lửa nước sôi, trong băng giá, trong những môi trường thiếu oxy, thiếu thức ăn, bức xạ cao...

Các thí nghiệm cho thấy nếu bạn thả trôi tardigrade trong không gian giữa các vì sao, nó... vẫn sống. Vì thế, tardigrade bị nghi ngờ đã... đi lậu vé tàu thám hiểm mặt trăng của Israel, để rồi chiếm đóng luôn vệ tinh của Trái Đất khi tàu bị rơi vài năm trước.

Nhiều nghiên cứu hướng đến việc ứng dụng tardigrade vào các nghiên cứu vũ trụ, thậm chí mượn gien của nó lai vào con người để các phi hành gia có thể tồn tại trong các sứ mệnh lâu dài mà không bị bức xạ làm hại.

Trong nghiên cứu mới, tiến sĩ Gąsiorek đã kiểm tra các mẫu vật mới của chi Cornechiniscus thuộc tardigrade từ Kyrgyzstan, Ý và Argentina, để rồi phát hiện ra loài thứ 11 trong chi, chưa từng được tìm thấy trên thế giới.

Được đặt tên là Cornechiniscus mystacinus, nó xuất hiện ở những ngọn núi xung quanh Tashkömür thuộc vùng Jalalabat của miền bắc Kyrgyzstan. Nó có màu từ vàng đến cam sẫm, thân hình đầy đặn, to, tròn, mắt kết tinh màu đen, có móng vuốt khá láng và các sợi tròn dài đóng vai trò xúc giác bao quanh cơ thể.

Đặc biệt hơn, phần đầu nó có ngạnh, một chi tiết như râu và nhìn tổng thể khuôn mặt khá giống cá trê.

Con cái trưởng thành dài trung bình 0,5 mm; con đực mảnh mai hơn và ngắn hơn. Theo các tác giả, phát hiện trên tăng cường giả thuyết về nguồn gốc Trung Á của dòng họ bất tử này.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Zoologischer Anzeiger.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sau khi xảy ra đại tuyệt chủng, đây là loài vật có khả năng hồi sinh mạnh mẽ nhất

Sau khi xảy ra đại tuyệt chủng, đây là loài vật có khả năng hồi sinh mạnh mẽ nhất

Những loài động vật nhỏ bé trong lòng đất này hóa ra là những con vật sống sót và hồi sinh đầu tiên sau thảm họa tuyệt chủng quy mô lớn của Trái đất.

Đăng ngày: 18/07/2022
Hành động lạ của cá heo Bolivia khiến các nhà khoa học đau đầu

Hành động lạ của cá heo Bolivia khiến các nhà khoa học đau đầu

Các nhà khoa học chứng kiến 2 con cá heo sông Bolivia đang cùng ngoạm một con trăn anaconda, nhưng họ vẫn chưa chắc chắn điều gì đang diễn ra ẩn sau hành động này.

Đăng ngày: 18/07/2022
Đột kích ổ trăn Miến Điện 20 con

Đột kích ổ trăn Miến Điện 20 con

Hai cán bộ quản lý động vật hoang dã đột kích một ổ trăn xâm hại ở một đầm lầy tại Nam Florida.

Đăng ngày: 17/07/2022
Rắn hổ mang chúa

Rắn hổ mang chúa "khủng" đoạt mạng trăn gấm ngay trên đường phố

Dù có khá nhiều người chứng kiến và thậm chí là xe cộ đi lại ở gần đó phát ra tiếng ổn lớn, nhưng con rắn hổ mang chúa dài khoảng 3,5m vẫn cố gắng giết chết trăn gấm.

Đăng ngày: 16/07/2022
Ba giờ chạy đua giải cứu voi mẹ và voi con mắc kẹt dưới cống

Ba giờ chạy đua giải cứu voi mẹ và voi con mắc kẹt dưới cống

Nhóm bác sĩ thú y và nhân viên công viên quốc gia Khao Yai ở Thái Lan hôm 13/7 đã thực hiện cuộc giải cứu đầy kịch tính khi một cặp voi mẹ và voi con bị mắc kẹt dưới miệng cống.

Đăng ngày: 16/07/2022
Chuyên gia bắn rắn hổ mang lẩn trốn bên trong chiếc giày thể thao

Chuyên gia bắn rắn hổ mang lẩn trốn bên trong chiếc giày thể thao

Nếu không phát hiện thấy con rắn độc và mang chiếc giày vào chân, không biết chủ nhân của đôi giày này sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng đến mức nào?

Đăng ngày: 15/07/2022
Cuộc truy diệt thỏ lớn nhất lịch sử nhân loại: Khi virus không còn tiến hóa theo lối mòn

Cuộc truy diệt thỏ lớn nhất lịch sử nhân loại: Khi virus không còn tiến hóa theo lối mòn

Nó để lại cho con người chúng ta một bài học, khi đại dịch COVID-19 vẫn còn chưa kết thúc.

Đăng ngày: 15/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News