Francis Willughby: Người đầu tiên phân loại các loài chim

Francis Willughby là một trong những nhà tự nhiên học vĩ đại nhất thế kỷ 17. Ông được biết đến là người đầu tiên phân loại các loài chim một cách có hệ thống.

Francis Willughby sinh ra trong một gia đình dòng dõi quý tộc tại Anh vào năm 1635. Ông được thừa kế các điền trang ở Warwickshire và Nottinghamshire. Tại Đại học Cambridge, nơi những người đàn ông trẻ lịch thiệp thường dành nhiều thời gian để tiếp thu nền tảng văn hóa mới và xây dựng các mối quan hệ có tầm ảnh hưởng, Willughby đã chọn đi theo một con đường khác – khám phá khoa học. Ông đi sâu vào các ngành khoa học mới, đọc các tác phẩm của Galileo Galilei, Francis Bacon và René Descartes. Ông ghi chép mọi thứ theo từng chủ đề vào cuốn sổ tay.

Francis Willughby: Người đầu tiên phân loại các loài chim
Francis Willughby (1635 – 1672). (Ảnh: Wikipedia).

Do sống khá hòa đồng nên Willughby có rất nhiều người bạn tốt luôn cổ vũ và khích lệ ông, trong đó nổi bật nhất là thầy giáo dạy kèm John Ray tại Đại học Trinity. Cả hai đều yêu thích khoa học và ủng hộ cách nghĩ mới về thế giới tự nhiên. Họ không hoàn toàn tin tưởng vào người xưa – chẳng hạn như Aristotle – cũng như không nghe lời nói của người khác mà phải tìm kiếm bằng chứng và tận mắt chứng kiến mọi thứ.

Trong những ngày đầu học đại học, Willughby đã tiến hành một số cuộc hành trình đến Lake District, xứ Wales và khu vực phía Tây Nam nước Anh để tìm hiểu nơi sinh sống của các loài chim biển. Sau đó, ông triển khai một chuyến thám hiểm đến lục địa châu Âu cùng với Ray và hai người bạn khác. Phương tiện di chuyển chủ yếu của họ là ngựa, những con la hoặc thuyền. Trong suốt chuyến đi, họ đã đến thăm và trao đổi kiến thức học thuật với nhiều nhà khoa học nổi tiếng đương thời. Họ cũng ghi chép tỉ mỉ những thứ bắt gặp trên đường đi.

Mốc thời gian đáng nhớ nhất trong chuyến đi của Willughby và những người bạn là ba tháng ở thành phố Venice. Họ phải vượt qua dãy Alps với nhiều khó khăn, gian khổ trước khi đến miền bắc nước Ý. Nhưng đổi lại, họ đã được tận mắt chứng kiến sự phong phú của thảm thực vật, văn hóa đặc sắc của người dân Venice, đặc biệt là khu chợ cá. Không chỉ đặt mục tiêu là mô tả mọi loài chim đã biết, Willughby cũng lên kế hoạch viết một cuốn sách về các loài cá. Tại khu chợ ở Venice, ông tìm thấy hàng trăm mẫu vật khác nhau.

Francis Willughby: Người đầu tiên phân loại các loài chim
Một số loài chim được miêu tả trong tác phẩm “The Ornithology”. (Ảnh: Panteek).

Willughby ghi chép và phân loại các mẫu vật một cách có hệ thống. Ông bắt đầu bằng việc mô tả các đặc điểm bên ngoài, sau đó đo đạc mọi thứ từ mỏ chim cho đến chiều dài vây lưng của cá. Tiếp đó, ông mổ con vật để xem xét các đặc điểm bên trong. Điều mà ông luôn tìm kiếm là “một dấu hiệu phân biệt”, hay những đặc điểm nổi bật của sinh vật để nhận biết loài này với loài khác.

Ngày nay chúng ta có rất nhiều kiến ​​thức và thông tin về các loài chim. Nhưng ở thời đại của Willughby, việc phân biệt hai loài khá giống nhau, chẳng hạn như chim hồng tước và chim redpole, là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, Willughby đã có những mô tả giải phẫu chính xác, giúp nhận diện các loài chim thậm chí có họ hàng gần với nhau. Dựa vào các yếu tố như môi trường sống (trên cạn, dưới nước) và một số đặc điểm cơ thể như hình dạng mỏ của chim, ông đã xây dựng một hệ thống phân loại chi tiết, bắt đầu với các loài sống ở Anh và mở rộng dần sang lục địa châu Âu.

Các nhà khoa học khác đã hoàn thiện hệ thống của Willughby trong nhiều thế kỷ sau đó, bao gồm nhà sinh vật học Carl Linnaeus người Thụy Điển vào giữa thế kỷ 18. Linnaeus sử dụng danh pháp kép bao gồm chi (genus) và loài (species) để phân loại mọi loài sinh vật dựa vào các đặc điểm hình thái – từ nấm mốc, vi khuẩn cho đến động vật, thực vật và người.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của Willughby và Ray là “The Ornithology” (Điểu học – khoa học nghiên cứu về các loài chim) được xuất bản vào năm 1676. Họ đã kết hợp dữ liệu thu thập trong nhiều năm đi thực địa với những ghi chép của những khách du lịch đến Brazil và Mexico. Tên gọi những loài chim bản địa ở Nam Mỹ chủ yếu được ghi theo lối phiên âm nên dễ gây nhầm lẫn. Phần cuối của cuốn sách thậm chí còn đề cập đến một số loài chim thần thoại trên thế giới.

Tác phẩm “The Ornithology” có tổng cộng 77 hình minh họa đến từ nhiều nguồn khác nhau. Đa số chúng có nguồn gốc từ bộ sưu tập tranh ảnh và mẫu vật do Willughby sở hữu. Cuốn sách đã trở thành tài liệu tham khảo không thể thiếu cho các nhà nghiên cứu chim sau này. Nội dung cuốn sách cũng xuất hiện trong nhiều cuốn từ điển bách khoa về lịch sử tự nhiên thời điện đại.

Willughby cho rằng thế giới có tổng cộng khoảng 500 loài chim. Ông đã xác định được khoảng 90% trong số khoảng 200 loài chim thường thấy ở Anh và xứ Wales. Tuy nhiên, số lượng thực tế về các loài chim mà chúng ta biết ngày nay là 10.000 loài, lớn hơn nhiều so với những gì Willughby dự đoán.

Không chỉ am hiểu về các loài chim, Willughby cũng nghiên cứu về nhiều chủ đề khác. Lấy cảm hứng từ khám phá của bác sĩ William Harvey về tuần hoàn máu năm 1628, ông đã suy ngẫm về sự chuyển động của nhựa cây trong nhiều năm trước khi chủ đề này xuất hiện trên tạp chí Philosophical Transactions của Hiệp hội Hoàng gia Anh. Ông cũng là người đầu tiên phân loại côn trùng thông qua các hình thức biến thái (metamorphoses) của chúng. Ông nhận thấy sâu, nhộng và bướm là các giai đoạn sống của một loài côn trùng, không phải là các loài riêng biệt. Ông thậm chí còn viết một bài nghiên cứu về các trò chơi, từ bóng đá cho đến cờ và thẻ bài.

Ở thời điểm hiện tại, Willughby gần như là một khoa học bị lãng quên. Một phần là do ông qua đời ở độ tuổi còn quá trẻ (36 tuổi) do mắc căn bệnh sốt tertian hoặc viêm phổi, và nhiều công trình nghiên cứu của ông bị thất lạc.

Để tưởng nhớ đến công lao của Willughby, giới khoa học đã dùng tên ông để đặt cho một loài cá (Willughby’s char), một loài ong (Willughby’s bee) và một chi (genus) của thực vật. Mặc dù là người đầu tiên phân loại các loài chim, nhưng đáng tiếc là chưa có loài chim nào mang tên ông.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Garrett Morgan - Nhà phát minh bị lãng quên

Garrett Morgan - Nhà phát minh bị lãng quên

Cuộc sống của những người da đen trong thời kỳ mà nạn phân biệt chủng tộc đè nặng lên xã hội Mỹ không hề dễ dàng.

Đăng ngày: 15/12/2021
Johannes Hevelius - Người đầu tiên vẽ bản đồ Mặt trăng

Johannes Hevelius - Người đầu tiên vẽ bản đồ Mặt trăng

Nhà thiên văn học người Đức Johannes Hevelius đã sử dụng kính hiển vi để lập bản đồ chi tiết đầu tiên về vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.

Đăng ngày: 28/11/2021
Cuộc đời u tối ít ai biết của nàng Mona Lisa đời thật

Cuộc đời u tối ít ai biết của nàng Mona Lisa đời thật

Nàng Mona Lisa với nụ cười bí hiểm trong tranh Leonardo da Vinci có cuộc đời được cho là không mấy vui vẻ.

Đăng ngày: 01/11/2021
Tàu ngầm Komsomolet: Từ niềm tự hào Liên Xô tới thảm kịch rò rỉ phóng xạ

Tàu ngầm Komsomolet: Từ niềm tự hào Liên Xô tới thảm kịch rò rỉ phóng xạ

Tàu ngầm Komsomolets mang theo những kỳ vọng của Liên xô để phá vỡ mọi kỷ lục, nhưng chính điều này đã khiến nó vượt quá giới hạn cho phép, để rồi thảm kịch xảy ra.

Đăng ngày: 31/10/2021
Thương hiệu vang bóng một thời ở Việt Nam:

Thương hiệu vang bóng một thời ở Việt Nam: "Cha đẻ" của Cao Sao Vàng nổi tiếng là ai?

Mặc dù gắn với nhiều thế hệ người Việt, là một sản phẩm thông dụng, thế nhưng ít ai biết người đầu tiên tạo ra dầu cù là Cao Sao Vàng là ai?

Đăng ngày: 23/10/2021
Herbert Nitsh - Người lặn sâu nhất thế giới mà không cần bình oxy

Herbert Nitsh - Người lặn sâu nhất thế giới mà không cần bình oxy

Được mệnh danh là “người lặn sâu nhất thế giới mà không cần bình oxy”, Herbert Nitsch, công dân Áo đã xuống đến độ sâu 253,2m ổ vùng biển Spetses, Hy Lạp hồi tháng 6/2007.

Đăng ngày: 18/10/2021
Câu chuyện về cây cầu hoàn hảo nhưng vô dụng nhất thế giới

Câu chuyện về cây cầu hoàn hảo nhưng vô dụng nhất thế giới

Đó là cây cầu Puente Sol Naciente (Cầu mặt trời mọc), ở Choluteca, Honduras. Nó không có đường đến, cũng không có đường đi, nó nằm ở kế bên con sông mà mình cần bắc qua.

Đăng ngày: 12/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News