Gần 300 nhà khoa học, khảo cổ tìm hiểu về bãi cọc Bạch Đằng mới được phát hiện

Tại chuyến đi thực tế, các đại biểu được giới thiệu về quá trình phát hiện, khai quật và triển khai xây dựng Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ tại xã Liên Khê.

Kết quả khai quật đã phát hiện được 37 cọc gỗ, 2 cụm gỗ, 22 hố cọc và 4 hố đất đen. Các cọc này xuất lộ ở độ sâu khá tương đồng; được đóng, chôn trong khu vực chứa nhiều bùn cát mịn, mang tính chất địa tầng của trầm tích lòng sông và ven bờ. 

Gần 300 nhà khoa học, khảo cổ tìm hiểu về bãi cọc Bạch Đằng mới được phát hiện
Toàn cảnh Bãi cọc Cao Quỳ.

Khu vực bãi cọc có quy mô khá lớn với các cọc gỗ lớn/nhỏ xen kẽ, được bố trí theo ý đồ chiến thuật rõ ràng với nhiều tầng, nhiều lớp. Các cọc gỗ có kích thước không đều nhau, loại nhỏ từ 10-18cm, loại lớn từ 28-32cm, đặc biệt có cọc đường kính từ 37-40cm; chủ yếu làm bằng gỗ sến nhựa và lim. Trên cơ sở kết quả khai quật, các chuyên gia khoa học kiến nghị trong thời gian tới cần tiếp tục khảo sát và xây dựng kế hoạch nghiên cứu mở rộng.

Giáo Vũ Minh Giang và GS sử học Lê Văn Lan đánh giá đây là những dấu tích rất quan trọng đối với ngành khảo cổ và lịch sử Việt Nam. Những phát hiện quý này giúp các nhà khoa học mở thêm nhiều nghiên cứu mới về chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng thời nhà Trần, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc đối với các thế hệ mai sau.

Gần 300 nhà khoa học, khảo cổ tìm hiểu về bãi cọc Bạch Đằng mới được phát hiện

Gần 300 nhà khoa học, khảo cổ tìm hiểu về bãi cọc Bạch Đằng mới được phát hiện

Gần 300 nhà khoa học, khảo cổ tìm hiểu về bãi cọc Bạch Đằng mới được phát hiện
Các nhà khoa hoc, khảo cổ tìm hiểu, tham quan bãi cọc Cao Quỳ.

Theo kế hoạch, ngày 29 và 30-9, tại Trung tâm Hội nghị TP Hải Phòng, Hội nghị thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học toàn quốc năm 2020 sẽ diễn ra. Đây là diễn đàn khoa học để thông báo, chia sẻ, giới thiệu các kết quả nghiên cứu, phát hiện mới về lĩnh vực khảo cổ học.

Bãi cọc Bạch Đằng mới được người dân địa phương tình cờ phát hiện tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng vào cuối tháng 9-2019.

Sau đó, các nhà khảo cổ đã về khai quật 3 hố với diện tích gần 1.000 m2, phát hiện 27 cọc gỗ, nằm sâu dưới lòng đất từ 50 - 60 cm, chỗ sâu nhất khoảng gần 1 m. Viện Khảo cổ sau khi giám định đã xác định các cọc gỗ có niên đại từ năm 1270-1430 sau Công nguyên.

Các nhà khảo cổ cũng xác định những cọc được phát hiện ở Cao Quỳ phân bố theo chiều Đông - Tây, đường kính từ 26 - 46 cm, trên các cọc có mộng ngoàm dùng để buộc dây kéo, các cọc phân bố không thẳng hàng và căn cứ vào kết giám định niên đại cho thấy, các cọc gỗ có thể được bố trí thành thế trận vào thế kỷ XIII.

Bước đầu, Viện Khảo cổ nhận định bãi cọc ở Cao Quỳ thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288), để ngăn chặn quân Mông - Nguyên không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, đồng thời buộc quân Mông - Nguyên đi theo đường sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn của Trần Quốc Tuấn, nhấn chìm toàn bộ quân Mông - Nguyên xuống lòng sông Bạch Đằng, chấm dứt hoàn toàn mộng xâm lăng của đế quốc Mông - Nguyên với quốc gia Đại Việt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện áo giáp La Mã 2.000 năm tuổi

Phát hiện áo giáp La Mã 2.000 năm tuổi

Áo giáp cổ xưa vẫn lưu giữ được nhiều chi tiết như các khớp nối và khóa dù bị chôn vùi nhiều năm dưới lớp đất có tính axit cao.

Đăng ngày: 29/09/2020
Bí ẩn hài cốt không phải con người nằm lẫn trong khu mộ cổ 8.400 năm

Bí ẩn hài cốt không phải con người nằm lẫn trong khu mộ cổ 8.400 năm

Ngôi mộ đặc biệt trong khu chôn cất thời đại đồ đá vừa được khai quật ở Thụy Điển không chỉ có hài cốt người đàn ông, mà còn có một sinh vật tuyệt chủng dũng mãnh.

Đăng ngày: 28/09/2020
Mở quan tài bằng gỗ 1.000 năm tuổi, nhà khảo cổ bất ngờ khi nhìn vào bên trong

Mở quan tài bằng gỗ 1.000 năm tuổi, nhà khảo cổ bất ngờ khi nhìn vào bên trong

Trong chiếc quan tài gỗ nguyên khối 1.000 năm tuổi đó chứa gì?

Đăng ngày: 28/09/2020
Phát hiện thủy quái 10m thống trị biển Bắc Mỹ 80 triệu năm trước

Phát hiện thủy quái 10m thống trị biển Bắc Mỹ 80 triệu năm trước

Loài bò sát biển tên là “Hàm tử thần” sẵn sàng ăn bất cứ động vật nào nhỏ hơn 6 m bơi qua trước mặt chúng.

Đăng ngày: 27/09/2020
Chỉ mất 27 năm từ khi phát hiện ra đến khi tuyệt chủng, chuyện gì đã xảy ra với con vật khổng lồ này?

Chỉ mất 27 năm từ khi phát hiện ra đến khi tuyệt chủng, chuyện gì đã xảy ra với con vật khổng lồ này?

Chúng là một loài động vật khổng lồ, nhưng số phận lại hẩm hiu, chỉ trong vòng chưa tới 30 năm kể từ khi được con người phát hiện, sinh vật này đã phải chịu số phận tuyệt chủng.

Đăng ngày: 26/09/2020
Đã tuyệt chủng một thế kỷ, liệu loài ngựa vằn

Đã tuyệt chủng một thế kỷ, liệu loài ngựa vằn "tàn lụi" này có thể thực sự sống lại?

Các sọc đen và trắng là dấu hiệu nhận biết của loài ngựa vằn. Thế nhưng bạn đã bao giờ nhìn thấy một con ngựa vằn bị mất sọc chưa?

Đăng ngày: 26/09/2020
Chim cánh cụt cổ đại cao bằng người từng sống ở lục địa

Chim cánh cụt cổ đại cao bằng người từng sống ở lục địa "mất tích" thứ 8 của Trái Đất

Trước khi chìm xuống biển, lục địa Zealandia có thể từng là quê hương của một loài chim cánh cụt cổ đại có kích thước khổng lồ, được cho là thủy tổ của tất cả các loài chim cánh cụt ngày nay.

Đăng ngày: 26/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News