Sốc: Sản phẩm của thế kỷ 20 xuất hiện ở hầm mộ, di tích Ba Tư 1.000 năm

Nghiên cứu mới cho thấy người Ba Tư đã biết cho thêm chrom vào thép để tăng độ cứng và bền từ rất lâu trước Cách mạng Công nghiệp châu Âu.

Các nhà khảo cổ học phát hiện bằng chứng về thép chứa lượng chrom thấp ở thế kỷ 11 tại khu vực ngày nay là làng Chahak, Iraq. Kim loại này được sử dụng để sản xuất áo giáp và vũ khí, bao gồm kiếm và dao găm. Thép không gỉ còn được gọi là thép chrom. Chính chrom trong hợp chất giúp ngăn gỉ sét.


Mẫu vật hợp kim thép chứa chrome ở Iran. (Ảnh: UCL).

"Nghiên cứu này không chỉ cung cấp bằng chứng sớm nhất về thép chrom từ đầu thế kỷ 11 mà cả bằng chứng hóa học hỗ trợ nhận dạng đồ tạo tác làm từ hợp kim thép trong bảo tàng hoặc bộ sưu tập khảo cổ có nguồn gốc từ Chahak", nhà khảo cổ học Rahil Alipour ở Đại học London, cho biết.

Trong nghiên cứu công bố hôm 23/9 trên tạp chí Archaeological Science, Alipour và đồng nghiệp cho rằng thép không gỉ có lịch sử lâu dài và phong phú hơn nhiều so với suy đoán trước đây của những chuyên gia. Dù ngày nay Chahak chỉ là một ngôi làng nhỏ, nhiều bản thảo cổ đại mô tả đây là trung tâm sản xuất thép quan trọng thời Ba Tư, nơi duy nhất trong vùng tạo ra thép không gỉ. Một trong những bản thảo đưa nhóm nghiên cứu tới phát hiện mới đề cập tới hợp chất bí ẩn gọi là rusakhtaj, thực chất là cát chromite.

"Quá trình nhận dạng có thể khá lâu và phức tạp vì vài lý do", nhà khảo cổ Marcos Martinon-Torres đến từ Đại học Cambridge, chia sẻ. "Đầu tiên, ngôn ngữ và thuật ngữ dùng để ghi chép quá trình kỹ thuật hoặc vật liệu có thể không còn được sử dụng nữa, hoặc ý nghĩa và sắc thái của chúng có thể khác đi so với thời nay".

Thông qua xác định niên đại bằng đồng vị carbon và phân tích với kính hiển vi điện tử quét, nhóm nghiên cứu có thể nhận dạng lượng nhỏ chromite trong than đá sót lại từ quá trình sản xuất kim loại trong thế kỷ 10 - 12. Việc bổ sung thêm chrome giúp các công cụ và vũ khí trở nên cứng và bền hơn. Những thợ rèn thời đó còn cho thêm phospho, khiến hợp kim dễ trộn hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News