Gần 60% loài cây đặc trưng của châu Âu có nguy cơ tuyệt chủng

Hơn phân nửa số cây thân gỗ đặc trưng của châu Âu, trong đó có những loài từng rất phổ biến như hạt dẻ ngựa hay thanh lương trà, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Đài Deutsche Welle (DW), dẫn báo cáo của Tổ Chức Bảo Tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), hôm 27.9 cho biết 42% trong số 454 loài cây có thể tìm thấy ở châu Âu đang bị uy hiếp, đặc biệt, 58% trong số 265 loài đặc trưng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.


Thanh lương trà là một loài cây từng rất phổ biến ở châu Âu.

Ông Craig Hilton-Taylor, phụ trách Sách Đỏ của IUCN, khẳng định cây rất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất, trong đó các loài cây châu Âu là nguồn thức ăn và nơi trú ẩn cho vô số loài động vật như chim và sóc, đồng thời có vai trò kinh tế quan trọng.

Tuy nhiên, các loài cây bản địa nơi đây đang có nguy cơ biến mất do các sinh vật ngoại lai xâm hại, trong đó có thể kể đến loài sâu ăn lá - nguồn gốc từ bán đảo Balkan (đông nam châu Âu), đang lan ra khắp lục địa này. Ngoài ra, nạn khai thác gỗ bừa bãi, cháy rừng, khai thác du lịch và phát triển đô thị không bền vững cũng là nguyên nhân.

Cùng với các loài cây thân gỗ, gần 50% số loài cây bụi ở châu Âu và 20% số loài động vật thân mềm trên cạn như ốc sên cũng khó tránh khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

IUCN cho biết dù không được quan tâm nhiều nhưng những loài này đóng vai trò rất quan trọng đối với các hệ sinh thái cung cấp thực phẩm và không khí cho con người.

IUCN là tổ chức bảo vệ thiên nhiên được biết đến qua việc công bố cuốn Sách đỏ hàng năm. Được thành lập vào năm 1948, nhiệm vụ của IUCN là cảnh báo thế giới về tình trạng suy thoái môi trường thiên nhiên và những tác động tiêu cực của con người lên sự sống trên Trái Đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Châu chấu là một loài côn trùng, nằm trong phân bộ chứa các côn trùng ăn lá, thuộc bộ cánh thẳng, đầu tròn, thân mập, nhảy giỏi và đặc biệt ăn hại cây xanh.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News