Gắn cờ Việt Nam lên tên lửa phóng VINASAT-2
Một trong những cột mốc đánh dấu quá trình chuẩn bị phóng vệ tinh VINASAT-2 tại Trung tâm vũ trụ châu Âu Arianespace là quá trình gắn logo, quốc kỳ của khách hàng phóng vệ tinh. Mời quý độc giả xem những hình ảnh quốc kỳ Việt Nam lên phần đầu quả tên lửa phóng vệ tinh VINASAT-2.
>>> Sắp phóng vệ tinh Vinasat-2
Quốc kỳ Việt Nam được gắn cạnh logo VINASAT-2 trong
quá trình lắp đặt logo lên đầu tên lửa vũ trụ Ariane 5.
Trong lần phóng VINASAT-1 trước đây vào năm 2008, hình ảnh quốc kỳ Việt Nam trên đầu quả tên lửa chỉ được chụp lại khi tên lửa đã được vận chuyển ra bệ phóng.
Do chỉ được chụp ảnh từ xa, nên quốc kỳ Việt Nam chỉ
hiển thị được như một chấm đỏ trên quả tên lửa khổng lồ
cao bằng tòa nhà 22 tầng mang theo VINASAT-1. (Ảnh: B.M)
Giống như các chuyến bay vào vũ trụ của các tên lửa Ariane khác, khoang chuyên chở - dùng để bảo vệ các “hành khách” (là những quả vệ tinh) khi đi qua bầu khí quyển - thường được gắn hình logo, quốc kỳ và các biểu tượng đại diện cho khách hàng thuê dịch vụ phóng vệ tinh. Vỏ khoang chuyên chở này sẽ được tách ra làm đôi và thả vệ tinh ra ngoài không gian vũ trụ sau khoảng 3 phút tính từ thời điểm tên lửa Ariane 5 rời bệ phóng.
Trong lần phóng VINASAT-2 sắp tới, cả 2 vệ tinh này đều được sản xuất bởi Lockheed Martin theo thiết kế A2100 của hãng này. Đây cũng là vệ tinh viễn thông thương mại thứ 100 và 101 do Lockheed Martin sản xuất.
Logo và thông điệp của hãng SKY Perfect JSAT.
Vệ tinh quan trắc thương mại đầu tiên của Lockheed Martin được phóng vào tháng 12/1975, và kể từ đó các vệ tinh của hãng này đã phục vụ khoảng gần 1000 giờ cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các khách hàng khắp thế giới. Đến thời điểm hiện tại, hãng Arianespace đã phóng 41 quả vệ tinh do Lockheed Martin sản xuất, với lần phóng gần nhất là vệ tinh BSAT-3c/JCSAT-110R, được phóng bởi tên lửa Ariane 5 vào tháng 8 năm ngoái.
Khoang chứa vệ tinh nằm trên đầu tên lửa vũ
trụ Ariane 5 được gắn logo tại cảng vũ trụ của
Arianespace ở French Guiana. Riêng phần đầu
tên lửa này đã cao gần bằng một tòa nhà 4 tầng.
Đặt tại phần chính của bên ngoài khoang chuyên chở vệ tinh là dòng chữ “Hope for Japan” (Niềm hy vọng của Nhật Bản) do hãng SKY Perfect JSAT Corporation đặt in. Công ty này lý giải thông điệp trên không chỉ là ước nguyện cầu mong cho sự hồi sinh vùng Tohoku bị tàn phá trong vụ động đất kèm sóng thần khủng khiếp năm ngoái, mà còn là hy vọng phục hồi và phát triển cho đất nước, con người Nhật Bản.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
