Gấu trúc khổng lồ có thể có nguồn gốc từ Châu Âu
Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của gấu trúc cổ đại được cho là hơn 10 triệu năm tuổi tại Hungary theo một báo cáo trên tạp chí khoa học quốc tế New Scientist.
Nhà cổ sinh vật học David đến từ Đại học Toronto đã dẫn đầu nhóm nghiên cứu phát hiện có một bộ răng hóa thạch tại một địa điểm ở Rudabánya, nơi hóa thạch của một con vượn cáo cổ xưa tên là Rudapithecus trước đây đã từng được phát hiện.
Dựa vào hình răng cổ, Begun nghi ngờ chúng có thể là răng thuộc về một loài gấu.
Con gấu này có thể thuộc một loại gấu trúc lạ chưa từng được biết trước giờ. (Ảnh minh họa).
Với sự trợ giúp của các chuyên gia Louis de Bonis tại Đại học Poitiers ở Pháp và Juan Abella tại bán đảo Santa Elena ở Ecuador, nhóm nghiên cứu đã so sánh hình dáng, cấu trúc và mô hình răng mòn chuẩn của những con gấu và thấy rằng con gấu này có thể thuộc một loại gấu trúc lạ chưa từng được biết trước giờ.
Các nhà khoa học đã đặt tên loài gấu này là Miomaci panonnicum và nghiên cứu này đã được xuất bản trong Geobios, một tạp chí sinh vật cổ học quốc tế.
"Miomaci có thể được coi như một tổ tiên nhưng cũng có thể là một anh em họ chung với gấu trúc hiện đại. Dòng họ của hai loài gấu này có thể bị phân tách trong giai đoạn giữa thời Miocen", Louis de Bonis nói.
Các nhà khoa học biết rất ít về sự tiến hóa của gấu trúc khổng lồ và nguồn gốc của nó. Có ít hóa thạch thuộc họ hàng của chúng, với những con vật cổ nhất được khai quật ở Trung Quốc khoảng tám triệu năm tuổi được phát hiện.
Năm 2012, một vài răng hóa thạch có niên đại 11,6 triệu năm tuổi đã được tìm thấy tại một địa điểm sinh vật cổ gần Zaragoza, Tây Ban Nha, cho thấy những tổ tiên của gấu trúc khổng lồ có nguồn gốc ở châu Âu trước khi di cư đến Châu Á.