Gấu trúc sinh con ở vườn thú Mỹ

Một cá thể gấu trúc hôm 23/8 chào đời tại vườn thú ở Mỹ, trong lần sinh hạ thành công hiếm hoi sau nhiều lần mang thai giả.

Tài khoản Twitter của vườn thú quốc gia Mỹ tại Washington đăng thông báo "Chúng ta có một gấu con" ngay sau khi gấu mẹ Mei Xiang sinh con vào lúc 17h32 ngày 23/8 (giờ địa phương). Gấu mẹ bắt đầu được theo dõi liên tục kể từ ngày 7/8 thông qua hệ thống camera giám sát.


Hình ảnh Mei Xiang sinh con 2 giờ sau khi bị vỡ nước ối trong đoạn phim cung cấp bởi vườn thú quốc gia Mỹ. (Ảnh Telegraph)

Sở thú đang tiếp tục theo dõi Mei Xiang vì loài gấu trúc lớn có tỷ lệ sinh đôi rất cao. "Ngay lập tức, Mei Xiang bế con lên và nâng niu, chăm sóc nó", họ cho biết. "Gấu con màu hồng, rất nhỏ nhưng chúng tôi có thể nghe thấy tiếng kêu của nó".

"Tôi đã dán mắt mình vào màn hình camera và vui mừng khi nghe thấy tiếng kêu của gấu con", giám đốc vườn thú quốc gia Mỹ Dennis Kelly nói. "Đội duy trì và phát triển gấu trúc lớn của chúng tôi đã làm việc không mệt mỏi để phân tích các hormone và thói quen của loài này từ tháng 3/2013. Kết quả của quá trình nghiên cứu, hợp tác với các nhà khoa học trên thế giới đã mang lại chú gấu trúc lớn sơ sinh này".

Bác sĩ thú y thường xuyên gặp khó khăn trong việc xác định cá thể gấu trúc lớn mang thai hay không vì loài này có tập tính thai nghén giả. Cách duy nhất để xác định chính xác là dùng phương pháp siêu âm. Mei Xiang được ngừng quét từ 5/8.

Vào tháng 9/2012, Mei Xiang sinh một gấu trúc cái nhưng nó đã chết 6 ngày sau đó do gan phổi bị tổn thương.

Vườn thú quốc gia đã quyết định thụ tinh nhân tạo 2 lần cho Mei Xiang hồi tháng 3/2013, sau khi việc ở cùng gấu đực Tian Tian không được như mong đợi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Đăng ngày: 25/04/2025
Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Đăng ngày: 25/04/2025
Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Chúng ta biết rằng ếch vốn là động vật lưỡng cư, có thể thở qua phổi và da. Nhưng lúc còn là nòng nọc chúng lại sống hoàn toàn dưới nước.

Đăng ngày: 23/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News