Gấu trúc tuyệt chủng không phải do biến đổi khí hậu?
Các chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc vừa bác bỏ bài báo nghiên cứu được đăng tải trên tờ Daily Telegraph của Anh (ngày 4/11/2012) cho rằng, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm số lượng tre dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của loài gấu trúc khổng lồ ở Trung Quốc trong tương lai.
>>> Bất ngờ với món ăn khoái khẩu của người cổ đại
Theo ông Ouyang Zhiyun, giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về sinh thái đô thị và vùng miền, thuộc Hàn lâm viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho biết, loài tre ở nước này vẫn sinh trưởng tốt tại các vùng có gấu trúc sinh sống. Cùng quan điểm, ông Zhang Hemin, trưởng phòng hành chính của khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Wolong, nơi có số lượng gấu trúc lớn nhất Trung Quốc, cũng nhấn mạnh rằng gấu trúc ăn nhiều loại tre khác nhau, cho nên dù số lượng một loại tre có giảm đi thì chúng vẫn đủ thức ăn.
Gấu trúc sẽ tuyệt chủng vì thiếu tre để ăn?
Hơn nữa theo các chuyên gia này, nghiên cứu trên tờ Daily Telegraph chỉ tập trung khảo sát 275 cá thể gấu trúc hoang dã ở dãy núi Qinling thuộc tỉnh Thiểm Tây, chiếm 17% số lượng gấu trúc hoang dã của Trung Quốc. Trong khi đó, nhiệt độ tăng cao có thể làm tre phát triển ở những vùng cao hơn thuộc dãy Qinling nhưng nguồn cung cấp thức ăn cho gấu trúc vẫn không giảm sút.
Hiện Trung Quốc có 37 loại tre mọc ở độ cao từ 400 đến 3.500m. Nếu một số loại tre chết đi, thì trong vòng 100 năm sẽ có những loại tre khác mọc lên thay thế. Riêng ở dãy núi Qinling, hiện có ít nhất 3 loại tre sinh trưởng ở đây: tre mũi tên, tre gỗ và tre đầu rồng, chiếm tổng diện tích 250.000 hecta và mọc ở độ cao 800m so với mực nước biển. Do đó, tình trạng trái đất nóng lên có thể ít nhiều tác động tới quá trình sinh trưởng, nhưng sẽ không hề làm giảm số lượng các loại tre ở núi Qinling.
Trải qua hơn hai thập kỷ, từ chỗ chỉ có dưới 100 con gấu trúc được bảo tồn vào năm 1990, đến nay trên toàn thế giới đã có 341 con gấu trúc được nuôi. Riêng tại Trung Quốc đã có 64 khu bảo tồn gấu trúc khổng lồ được thành lập ở tỉnh Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Cam Túc, có thể bao quát được 60% diện tích môi trường sống của loài gấu trúc và quản lý được 70% trong tổng số khoảng 1.600 cá thể gấu trúc hoang dã.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam
Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới
Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.
