Gia tốc gió tăng ở Vết Đỏ Lớn của sao Mộc

Kính viễn vọng Không gian Hubble đã nghiên cứu Vết Đỏ Lớn hay Đốm Đỏ Lớn. Đây là một cơn bão với xoáy nghịch trên Mộc Tinh, nằm ở khoảng 22 độ phía Nam xích đạo, đã kéo dài 340 năm. Tuy nhiên, cơn bão này đang thu hẹp lại vì những lý do bí ẩn. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra những thay đổi lớn về tốc độ gió trong cơn bão.

Sao Mộc mất 12 năm Trái đất để quay quanh Mặt trời. Trong năm từ 2009 - 2020, Hubble nhận thấy, gió ở vòng ngoài của Vết Đỏ Lớn đã tăng 8%. Ngược lại, gió ở khu vực sâu hơn vị trí di chuyển chậm hơn đáng kể. Kính thiên văn Hubble đã theo dõi sự gia tăng lâu dài về tốc độ quay của vòng ngoài.


Tại sao Mộc, tốc độ gió tăng khoảng dưới 1,6 dặm/giờ (2,6 km/giờ) mỗi năm.

Tốc độ gió vòng ngoài điển hình hiện nay dễ dàng vượt quá 100 mét/giây (360 km/giờ). Trong khi đó, một thập kỷ trước, phạm vi này thường đạt mức 90 mét/giây (324 km/giờ). Các nhà nghiên cứu cho biết, tốc độ của cơn bão là đáng kinh ngạc so với những gì chúng ta thấy trên Trái đất. Nhóm nghiên cứu cho biết, tại sao Mộc, tốc độ gió tăng khoảng dưới 1,6 dặm/giờ (2,6 km/giờ) mỗi năm.

Tác giả chính của nghiên cứu - ông Michael Wong - nhà khoa học hành tinh tại Đại học California, Berkeley, cho biết, trong quá trình quan sát sao Mộc, ông và đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu phần mềm từ theo dõi hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn vectơ gió.

“Chúng tôi nhận thấy, tốc độ gió trung bình ở Vết Đỏ Lớn đã tăng nhẹ trong thập kỷ qua. Chúng tôi có một ví dụ khi phân tích bản đồ gió 2D. Phân tích cho thấy, có những thay đổi đột ngột vào năm 2017 khi một cơn bão đối lưu lớn gần đó xuất hiện”, ông Wong chia sẻ.

Trong khi đó, bà Amy Simon thuộc Trung tâm Chuyến bay Không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland, người đã đóng góp vào nghiên cứu, giải thích, nhóm nghiên cứu đã sử dụng vệ tinh quay quanh Trái đất và máy bay. Nhờ đó, giúp theo dõi các cơn bão lớn trên Trái đất trong thời gian thực.

“Vì không có máy bay bão trên Sao Mộc, chúng tôi không thể đo gió một cách nhất quán tại địa điểm này. Hubble là kính thiên văn duy nhất có loại bao phủ thời gian và độ phân giải không gian có thể chụp các cơn gió của sao Mộc một cách chi tiết như vậy”, bà Simon cho biết.

Vết Đỏ Lớn là vật chất mọc lên từ bên trong sao Mộc. Nhìn từ phía bên, cơn bão sẽ có cấu trúc nhiều tầng. Những đám mây cao ở trung tâm xếp thành tầng bên ngoài. Các nhà thiên văn đã nhận thấy, cơn bão thu nhỏ kích thước trong các quan sát kéo dài hơn một thế kỷ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News