Giác mạc có chiết xuất từ da lợn có thể phục hồi thị lực cho người mù

Giác mạc làm bằng kĩ thuật sinh học đã khôi phục thị lực cho những người bị suy giảm thị lực, bao gồm cả những người bị mù trước khi họ được cấy ghép.

Những giác mạc này, theo mô tả trên tạp chí Nature Biotechnology, có thể giúp phục hồi thị lực cho người dân ở các quốc gia thiếu hụt nguồn cung ghép giác mạc với giá thấp hơn. Không giống giác mạc của con người, phải được cấy ghép trong hai tuần, các bộ phận cấy ghép bằng kỹ thuật sinh học có thể lưu trữ đến hai năm.

Cấy ghép giác mạc được làm từ protein collagen chiết xuất từ da lợn, có cấu trúc tương tự da người. Các phân tử collagen tinh khiết đã được xử lý để đảm bảo rằng không có mô động vật hoặc thành phần sinh học nào còn sót lại. Sau đó, nhóm nghiên cứu từ Đại học Linköping ở Thụy Điển đã ổn định các phân tử lỏng lẻo thành một giàn hydrogel giống giác mạc của con người, đủ mạnh để cấy ghép vào mắt.

Giác mạc có chiết xuất từ da lợn có thể phục hồi thị lực cho người mù
Giác mạc làm từ protein collagen chiết xuất từ da lợn, có cấu trúc tương tự da người.

Các bác sĩ phẫu thuật ở Iran và Ấn Độ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm thí điểm đối với 20 người bị mù hoặc gần mất thị lực do bệnh giác mạc hình chóp. Căn bệnh này làm mỏng giác mạc, lớp trong suốt ngoài cùng của mắt, khiến mắt không thể tập trung đúng cách. Cấy ghép đã khôi phục độ dày và độ cong của giác mạc. Tất cả 14 người tham gia bị mù trước khi phẫu thuật đã được phục hồi thị lực, với 3 người trong đó đạt được thị lực 20/20 hoàn hảo.

Mặc dù việc cấy ghép giác mạc ở bệnh nhân mắc chứng giác mạc hình chóp thường sử dụng chỉ để khâu, nhóm đã thử nghiệm một phương pháp phẫu thuật mới đơn giản và an toàn hơn. Họ sử dụng tia laser để rạch một đường ở giữa giác mạc trước khi đưa chất cấy ghép vào, giúp vết thương nhanh lành hơn và ít gây viêm nhiễm sau đó. Do đó, bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc nhỏ mắt ức chế miễn dịch trong 8 tuần, trong khi những người nhận cấy ghép truyền thống thường phải dùng thuốc ức chế miễn dịch trong ít nhất một năm.

Một điều bất ngờ là thiết bị cấy ghép đã thay đổi hình dạng của giác mạc đủ để người nhận có thể đeo kính áp tròng để có thị lực tốt nhất có thể, mặc dù trước đó họ không thể chịu đựng được việc đeo kính áp tròng.

Giác mạc giúp tập trung các tia sáng vào võng mạc ở phía sau của mắt vào bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và vi trùng. Khi bị tổn thương do nhiễm trùng hoặc chấn thương, nó có thể ngăn cản ánh sáng đến võng mạc khiến bạn khó nhìn.

Mù giác mạc là một vấn đề lớn: ước tính có khoảng 12,7 triệu người bị ảnh hưởng bởi tình trạng này và các ca bệnh đang tăng với tốc độ khoảng một triệu mỗi năm. Iran, Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia ở châu Phi có tỉ lệ mù giác mạc cao đặc biệt, nhất là bệnh giác mạc hình chóp.

Neil Lagalo, giáo sư tại Khoa Y sinh và Khoa học Lâm sàng tại Đại học Linköping cho biết: Bởi vì da lợn là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp thực phẩm, việc sử dụng thiết bị cấy ghép kĩ thuật sinh học này sẽ có chi phí thấp hơn so với cấy ghép giác mạc của người hiến tặng.

Ông chia sẻ: “Nó sẽ có giá cả phải chăng, ngay cả đối với những người ở các quốc gia có thu nhập thấp. Nó tiết kiệm chi phí lớn hơn nhiều so với cách ghép giác mạc truyền thống đang được thực hiện ở thời điểm hiện tại".

Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tiến hành một thử nghiệm lâm sàng lớn hơn với ít nhất 100 bệnh nhân ở châu Âu và Mỹ. Trong thời gian chờ đợi, họ có kế hoạch bắt đầu quy trình quản lý bắt buộc để Cơ Quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cuối cùng phê duyệt thiết bị này cho thị trường.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những tác dụng phụ đáng sợ khi ăn đu đủ, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn

Những tác dụng phụ đáng sợ khi ăn đu đủ, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn

Đu đủ không những là món ăn ngon bổ dưỡng mà còn có thể dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, một số người nếu ăn quá nhiều đu đủ chín sẽ khiến bệnh tình càng nặng hơn.

Đăng ngày: 17/08/2022
Phương pháp ngủ đa pha giúp bạn có nhiều thời gian hơn trong ngày

Phương pháp ngủ đa pha giúp bạn có nhiều thời gian hơn trong ngày

Hầu hết chúng ta đều đồng ý rằng kiểu ngủ đơn pha thức dậy vào buổi sáng và ngủ sâu vào ban đêm là tốt nhất.

Đăng ngày: 17/08/2022
Phát hiện trường hợp người lây đậu mùa khỉ cho chó đầu tiên

Phát hiện trường hợp người lây đậu mùa khỉ cho chó đầu tiên

Tạp chí y khoa Lancet gần đây đã công bố bằng chứng về trường hợp nghi lây nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ từ người sang chó đầu tiên trên thế giới tại Pháp.

Đăng ngày: 16/08/2022
Sống lâu hơn với chế độ ăn Okinawa của người Nhật

Sống lâu hơn với chế độ ăn Okinawa của người Nhật

Chế độ ăn Okinawa gồm nhiều món ăn thanh đạm nhưng nhiều dưỡng chất có thể giúp bạn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm.

Đăng ngày: 16/08/2022
Cảnh báo

Cảnh báo "đại dịch nấm": 1,6 triệu ca tử vong mỗi năm, tốc độ tiến hóa đáng lo ngại

Trong một thế giới nóng hơn, con người đang gặp rất nhiều khó khăn từ dịch bệnh.

Đăng ngày: 15/08/2022
WHO thảo luận, tìm tên mới cho bệnh đậu mùa khỉ

WHO thảo luận, tìm tên mới cho bệnh đậu mùa khỉ

WHO hôm 12/8 cho biết họ đang tổ chức diễn đàn thảo luận đổi tên bệnh đậu mùa khỉ, sau khi xuất hiện ý kiến cho rằng tên này có thể mang hàm ý xúc phạm hoặc phân biệt chủng tộc.

Đăng ngày: 15/08/2022
Lý do thật sự khiến thịt đỏ gây hại cho tim

Lý do thật sự khiến thịt đỏ gây hại cho tim

Một số hóa chất do vi khuẩn đường ruột tạo ra trong quá trình xử lý thịt đỏ có thể gây viêm và đông máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ.

Đăng ngày: 15/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News