Giấc mơ báo trước cái chết dưới góc nhìn khoa học
Những người sắp chết thường mơ thấy người thân quá cố nhiều tuần trước thời điểm thần chết đến.
Theo IB Times, các nhà khoa học đại học Canisius ở New York, Mỹ, đã nghiên cứu về hiện tượng Giấc mơ và huyễn cảnh cận tử (ELDVs) thường được mô tả trong các văn kiện lịch sử và văn hóa, nhưng ít được nhắc tới trong tài liệu khoa học. Theo đó, những người sắp chết thường mơ thấy bạn bè và người thân đã qua đời trong khoảng thời gian cuối đời, như là một cách làm dịu đi quá trình chết.
ELDVs phổ biến nhất là nhìn thấy gia đình, bạn bè hoặc các nhân vật tôn giáo. Những giấc mơ và huyễn cảnh này xuất hiện hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày và hàng giờ trước thời điểm họ qua đời.
Người sắp chết thường mơ thấy người thân đã qua đời. (Ảnh minh họa: Thirdmonk).
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Palliative Medicine năm ngoái. Các nhà nghiên cứu đang tìm cách dò ra tần số của ELDVs bằng cách xem xét nội dung và ý nghĩa chủ quan của chúng, đồng thời xem xét những yếu tố đó trong mối quan hệ với những trải nghiệm cận tử.
Không giống với những nghiên cứu về ELDVs khác, chỉ tập trung vào thông tin phản hồi từ người thân và người chăm sóc y tế, nhóm nghiên cứu đại học Canisius đã phỏng vấn 66 bệnh nhân được chăm sóc những ngày cuối đời trong trại tế bần. Hàng ngày, họ được hỏi về nội dung, tần suất và độ dễ chịu của các ELDVs mơ thấy.
Đa số nói rằng, họ gặp huyễn cảnh hoặc mơ ít nhất một lần trong ngày. Một nửa xảy ra khi đang ngủ, và tất cả đều khẳng định những ELDVs đó cảm giác như thật. Đa phần đều liên quan tới bạn bè và người thân đang sống hoặc đã chết. Tuy nhiên, số liên quan tới người quá cố nhiều hơn.
"Tác động của trải nghiệm cận tử từ cái chết của cá nhân hoặc người thân đã qua đời mang ý nghĩa sâu sắc. Những giấc mơ này có thể diễn ra trong nhiều tháng, tuần, ngày, hoặc giờ trước khi chết, và có tác dụng giảm bớt nỗi sợ chết, làm cho quá trình đi tới tử thần dễ dàng hơn", báo cáo viết.

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?
Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?
Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy
Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới
Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Phân loại các lò phản ứng hạt nhân
Có rất nhiều cách để phân loại lò phản ứng hạt nhân, trong đó cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào các chất làm chậm và chất truyền nhiệt sử dụng trong lò phản ứng.
