Giải đáp bí ẩn đằng sau con ếch độc bậc nhất thế giới

Bí ẩn đằng sau loài ếch mang trong mình một trong những độc tố mạnh nhất thế giới đã được làm rõ.

Để chọn ra một sinh vật có nọc độc ghê gớm nhất Trái đất quả thực là rất khó, vì chúng ta có quá nhiều ứng cử viên với khả năng giết hàng chục người chỉ với vài gram độc chất.

Nhưng nếu để xếp vào danh sách, chắc chắn loài ếch độc hoàng kim (golden poison frog - Phyllobates terribilis) của Colombia phải có mặt. Dù có vẻ ngoài khá vô hại, nhưng bên dưới lớp da vàng óng của nó là batrachotoxin - loại độc dược có thể giết 10 người chỉ sau vỏn vẹn 10 phút.

Giải đáp bí ẩn đằng sau con ếch độc bậc nhất thế giới
Ếch độc hoàng kim.

Batratoxin khi vào mạch máu có thể khiến các kênh vận chuyển muối trong tế bào mở rộng vĩnh viễn, qua đó ngăn cản khả năng truyền tín hiệu từ não bộ đến các cơ. Kết quả, một số bộ phận quan trọng như tim sẽ bị suy nhược trầm trọng và gây tử vong. Đáng sợ hơn, chỉ có duy nhất một loài rắn có thể kháng lại batrachotoxin, và hiện vẫn chưa hề có thuốc giải độc.

Có điều, ếch hoàng kim không tự tạo ra độc, mà tổng hợp nó nhờ vào thức ăn ngoài tự nhiên. Bằng chứng là khi chuyển vào môi trường nuôi nhốt, chúng trở nên thực sự vô hại như những con ếch bình thường.

Giải đáp bí ẩn đằng sau con ếch độc bậc nhất thế giới
Ếch hoàng kim không tự tạo ra độc, mà tổng hợp nó nhờ vào thức ăn ngoài tự nhiên.

Vậy câu hỏi là bằng cách nào loài ếch này có thể sống sót khi mang trong mình loại độc tố kinh khủng bậc nhất thế giới như vậy? Câu hỏi này đã làm đau đầu các chuyên gia một thời gian dài, cho đến khi nhóm nghiên cứu từ ĐH bang New York (SUNY, Mỹ) đưa ra được kết luận gần đây.

Cụ thể, các chuyên gia đặt giả thuyết rằng ếch hoàng kim cũng giống như cá nóc Nhật Bản. Loài cá này cũng tự tổng hợp độc tố tetrodotoxin có tác dụng tương tự, nhưng cơ thể lại sở hữu một loại amino acid đột biến, cho phép chúng tự miễn dịch với độc tố.

Vậy nên, 2 nhà nghiên cứu Sho-Ya Wang và Ging Kuo Wang đã nghiên cứu các amino axit có trong loài ếch này. Bằng cách sử dụng chuột, họ thử nghiệm thay thế lần lượt 5 loại amino axit tự nhiên bằng acid có trong ếch. Cuối cùng, họ xác định được axit mang mã N1584T có thể giúp chuột kháng lại độc hoàn toàn.

Giải đáp bí ẩn đằng sau con ếch độc bậc nhất thế giới
Cơ chế gây độc của ếch hoàng kim cũng giống với cá nóc Nhật.

Theo nhóm nghiên cứu của SUNY, nghiên cứu này không nhằm mục đích giúp chúng ta tìm ra thuốc giải độc. Vì ngay như độc cá nóc hiện vẫn chưa có thuốc giải, dù cơ chế miễn dịch của nó đã được tìm ra từ rất lâu.

Thay vào đó, mục đích của nghiên cứu chỉ đơn giản là bổ sung thêm hiểu biết về loài ếch này, nhằm bảo vệ nó trước tác động của tự nhiên và con người. Được biết, loài ếch này đang rơi vào tình trạng nguy cấp do môi trường sống bị thu hẹp.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PNAS.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài vịt bay vượt dãy Himalaya để sinh sản

Loài vịt bay vượt dãy Himalaya để sinh sản

Các nhà khoa học tại Đại học Exeter, Anh, phát hiện một loài chim thuộc họ Vịt có thể bay vượt dãy núi Himalaya để sinh sản, Phys hôm 5/9 đưa tin.

Đăng ngày: 06/09/2017
Chiêm ngưỡng sinh vật nửa giun nửa rắn nhưng lại có 2 chân

Chiêm ngưỡng sinh vật nửa giun nửa rắn nhưng lại có 2 chân

Thằn lằn giun được tìm thấy ở Mexico, và ngôi nhà duy nhất của chúng chính là bán đảo Baja California thuộc Mexico.

Đăng ngày: 06/09/2017
Dơi

Dơi "ma cà rồng" huyền thoại và những sự thật chắc chắn bạn chưa biết

Trong các câu chuyện về huyền thoại bá tước Dracula luôn có đoạn y hóa thành một con dơi, bay đến bên giường những cô gái xinh đẹp đang say ngủ và hút máu họ.

Đăng ngày: 05/09/2017
Những động vật đem lại sức khỏe cho con người

Những động vật đem lại sức khỏe cho con người

Một triết gia người Anh vào thế kỷ 17 từng nói: “Không có sinh vật nào của Chúa hoàn toàn là những giống nòi bị khinh rẻ; những con côn trùng cơ khổ nhất cũng có hiệu dụng và đức hạnh riêng”.

Đăng ngày: 05/09/2017
Trăn kim cương quần nhau trước cửa nhà dân ở Australia

Trăn kim cương quần nhau trước cửa nhà dân ở Australia

Cuộc chiến tranh giành bạn tình bất phân thắng bại giữa hai con trăn kim cương đực được ghi hình và chia sẻ trên trang Facebook Lake Macquarie Snake Catcher hôm 1/9, theo Long Room.

Đăng ngày: 04/09/2017
Thức ăn chăn nuôi làm đổi giới tính cá sấu?

Thức ăn chăn nuôi làm đổi giới tính cá sấu?

Sau khi phân tích, Murray và đồng nghiệp phát hiện có sự chênh lệch giới tính khá lớn ở cá sấu con, 4 con đực mới có 1 con cái.

Đăng ngày: 04/09/2017
Sinh vật hình bộ não dẻo như thạch lộ dưới hồ Canada

Sinh vật hình bộ não dẻo như thạch lộ dưới hồ Canada

Celina Starnes ở Hiệp hội sinh thái Stanley kiểm tra mẫu vật tìm thấy ở Lost Lagoon, một hồ nhỏ nằm ở phía nam công viên.

Đăng ngày: 01/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News