Giải đáp bí ẩn xung quanh sự tồn tại của Trái Đất
Tại phiên họp thứ 215 của Hội thiên văn Mỹ ngày 8/1, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố đã tìm ra câu trả lời cho sự tồn tại cho đến ngày nay của Trái Đất.
Nhà thiên văn Moredecai-Mark Mac Low và các đồng nghiệp tại Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Mỹ ở New York đã tìm cách giải thích bí ẩn sự tồn tại của Trái Đất thông qua một mô hình mới về sự chuyển động của các hành tinh mới hình thành trong môi trường đĩa bụi và khí.
Họ phát hiện chính sự khác nhau của nhiệt độ trong không gian đĩa bụi và khí cách đây 4,6 tỷ năm đã cứu Trái Đất khỏi bị hút vào bên trong Mặt Trời ngay từ khi mới hình thành ở dạng tiểu hành tinh.
Mô hình mới của nhà thiên văn Mac Low và các đồng nghiệp đã xác định nhiệt độ các phần của đĩa bụi rất khác nhau do đĩa bụi hoàn toàn mờ đục không thể nguội đều các phần khi tỏa nhiệt vào vũ trụ.
Mô hình mới mô phỏng sự chuyển động của các tiểu hành tinh đã xác định chính sự chênh lệch nhiệt độ trong các phần của đĩa bụi đã làm cho các tiểu hành tinh có xu hướng chuyển động ra xa ngôi sao và không bị hút vào trong ngôi sao này. Trái Đất đã may mắn không bị hút vào Mặt Trời và cuối cùng đã chuyển động dần tới quỹ đạo an toàn như hiện nay suốt 4,6 tỷ năm qua.
Các hành tinh như Trái Đất được hình thành từ bụi và khí xung quanh một ngôi sao. Bụi và khí dần cô đặc lại thành các tiểu hành tinh và các tiểu hành tinh này kết hợp với nhau thành hành tinh như Trái Đất.
Tuy nhiên, theo lý thuyết về sự hình thành của các hành tinh với giả thuyết nhiệt độ các khu vực trong đĩa bụi hình thành hành tinh đều đồng nhất, chuyển động của các tiểu hành tinh luôn hướng về phía trong đĩa bụi và sẽ bị hút vào ngôi sao nó quay quanh./.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
