Giải mã 'viên ngọc' trên đầu hổ mang được cho là có công năng chữa trị thần kỳ

Rắn độc là nỗi sợ nguyên thủy của con người, do đó việc chữa trị những vết cắn của rắn cũng có không ít những phương thuốc dân gian được lan truyền.

Hổ mang là loài rắn độc nhưng cũng được xem là loài vật linh thiêng trong tín ngưỡng dân gian ở nhiều quốc gia và nền văn hóa trên thế giới. Thậm chí chúng còn được thờ phụng và tôn sùng với nhiều nghi lễ liên quan.

Có thể kể đến một số hình tượng về loài rắn này trong văn hóa, tín ngưỡng của nhiều quốc gia trên thế giới như:

Tại Ấn Độ, rắn hổ mang có trên cổ thần Shiva và thậm chí có cả 1 đền thờ dành riêng cho chúng - nơi hổ mang được xem là Nagraj (vua rắn). Ngoài ra, mỗi năm có một lễ hội Hindu gọi là Nag Panchami để tôn thờ và vái lạy các loài rắn.

Trong văn hóa Ai Cập, biểu tượng rắn hổ mang được dùng trang điểm cho vương miện của các pharaoh trong thời kỳ cổ đại để thể hiện quyền lực và sức mạnh của các vị vua. Người Ai Cập cổ đại cũng xem rắn hổ mang như 1 vị thần và rất tôn sùng, sợ hãi loài rắn này.

Snake's pearl - viên ngọc trên đầu rắn và truyền thuyết về phương pháp chữa bệnh thần kỳ

Trong văn hóa của người châu Phi, Nam Mỹ, Ấn Độ và cả châu Á thậm chí còn lưu truyền một phương thuốc dân gian chữa rắn cắn khi dùng chính viên đá rắn (snake-stone) hay còn gọi là ngọc rắn (snake's pearl), tiếng Ấn Độ gọi là Nagamani, để chữa bệnh.

Đây là một 'viên ngọc' nhỏ to bằng hạt đậu của rắn hổ mang mà chúng ta có thể dùng một lưỡi dao ấn nhẹ phía trên đỉnh đầu của con rắn để lấy nó ra. Xem video bên dưới:

Ban đầu, vào thời kỳ đầu của người Celt (là một nhóm đa dạng các bộ lạc, bộ tộc và dân tộc thời kỳ đồ sắt và thời kỳ đầu Trung Cổ ở châu Âu) thì 'viên ngọc' này được cho là có thể dùng để bảo vệ con người chống lại linh hồn quỷ dữ hơn là chữa rắn cắn.

Giải mã 'viên ngọc' trên đầu hổ mang được cho là có công năng chữa trị thần kỳ
Ngọc rắn. Ảnh: Sufimagic.

Tuy nhiên sau này thì nó còn được cho là có công năng đặc biệt khi có khả năng kháng lại các loại nọc độc và có thể giúp chữa trị vết thương do rắn cắn cũng như bảo vệ con người trước các loài rắn độc. 

Cách thức sử dụng 'viên ngọc' này như sau

Tại Peru, 'ngọc rắn' được áp dụng cho vị trí bị rắn độc cắn và được buộc cố định vào đó, sau đó để một vài ngày để 'viên ngọc' (được cho là) sẽ giúp hút nọc độc từ vết cắn (theo Linnea Smith - "Piedra Negra").

Tại Iran, nhà vật lý, thiên văn và địa lý học nổi tiếng người Ba Tư Muhammad al-Qazwini có viết: 'Viên ngọc' rắn được sử dụng bằng cách thả nó vào nước ấm hoặc sữa chua rồi ngâm vết thương bị rắn cắn vào đó để viên đá có thể hút nọc rắn ra bên ngoài.

Vậy thực hư về công dụng của 'viên ngọc' này là như thế nào?

Thực chất thì 'viên ngọc' rắn trên đầu của hổ mang chỉ là... một phần xương của con rắn và đôi khi có thể xuất hiện ở cả phần đuôi của nó.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì 'viên ngọc' này lại không hề có bất cứ hiệu quả y khoa nào đến vết rắn cắn và khuyến cáo mọi người không nên sử dụng các phương pháp truyền thống nhưng thiếu tính khoa học như:

Hút nọc độc ra bằng miệng, rạch (cắt) vết thương hay dùng 'ngọc rắn' để chữa trị (Theo World Health Organisation : Snake Envenoming).

Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra việc sử dụng 'ngọc rắn' để chữa vết rắn cắn thậm chí còn có hại và gây nguy hiểm hơn. Một nghiên cứu của Ấn Độ năm 2006 có tên "Snakebite Envenomation in India: A Rural Medical Emergency" cho biết:

"Phương pháp phản khoa học như chữa lành vết thương bằng 'ngọc rắn' đã làm chậm trễ thời gian tìm kiếm các phương thức chữa trị y tế thích hợp".

Một nghiên cứu của y khoa của Bolivia (có tên: "Study of the efficacy of the black stone on envenomation by snake bite in the murine model") cũng cho hay: "Trái với niềm tin rộng rãi của mọi người, không có bất cứ hiệu quả nào đối với việc điều trị sơ cứu vết rắn cắn khi sử dụng 'ngọc rắn'".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chú chim cánh cụt đáng yêu nhất

Chú chim cánh cụt đáng yêu nhất "Hệ Mặt trời", tự mang balo đi chợ mua cá

Vào năm 1996, kênh truyền hình Real TV đã thực hiện một bộ phim tài liệu ngắn về chú chim cánh cụt có tên là Lala (lúc này khoảng 10 tuổi) sống trong một ngôi làng nhỏ ở Nhật Bản.

Đăng ngày: 22/08/2020
Nọc độc của rắn hổ mang chúa mạnh như thế nào?

Nọc độc của rắn hổ mang chúa mạnh như thế nào?

Rắn hổ mang chúa là loài rắn thuộc họ rắn hổ, phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7m.

Đăng ngày: 21/08/2020
Loài khuyển được thuần hóa lâu đời nhất thế giới

Loài khuyển được thuần hóa lâu đời nhất thế giới

Loài chó này được phát hiện một cách tình cờ, do 2 nhà thám hiểm hang động huyền thoại người Italia Alfonso Bietolini và Jani-Franco Brachi mục kích ở ngôi làng Jhangjhe, tọa lạc trên độ cao 5.200m so với mực nước biển thuộc vùng Tây Tạng.

Đăng ngày: 21/08/2020
Phát hiện rùa vàng cực hiếm, thế giới mới gặp 5 con

Phát hiện rùa vàng cực hiếm, thế giới mới gặp 5 con

Người dân Nepal đang vô cùng hoan hỉ trước sự xuất hiện của một chú rùa đột biến mắc hội chứng suy giảm sắc tố khiến toàn thân trở thành màu vàng bắt mắt. Họ coi đó là hiện thân của vị thần Vishnu tối cao.

Đăng ngày: 21/08/2020
Rắn ráo không sợ chết lao thẳng vào mồm cắn thủng họng hổ mang chúa

Rắn ráo không sợ chết lao thẳng vào mồm cắn thủng họng hổ mang chúa

Rắn hổ mang chúa đã không kịp phản ứng khi chính con mồi có đòn tấn công chớp nhoáng đầy bất ngờ vào chỗ hiểm.

Đăng ngày: 19/08/2020
Phát hiện loài chuột chù voi tí hon sau 50 năm biến mất

Phát hiện loài chuột chù voi tí hon sau 50 năm biến mất

Các nhà khoa học đã tìm thấy các cá thể chuột chù voi Somalia tí hon ở Djibouti sau hơn 50 năm loài này được cho là đã biến mất.

Đăng ngày: 19/08/2020
Loài lưỡng cư đầu tiên ở Brazil sống theo chế độ… “đa thê”

Loài lưỡng cư đầu tiên ở Brazil sống theo chế độ… “đa thê”

Một loài ếch từ rừng nhiệt đới Brazil đã trở thành loài lưỡng cư đầu tiên được phát hiện có chế độ sống “đa thê” độc nhất vô nhị với tận… hai bạn tình vẫn “chung thuỷ” với ếch đực.

Đăng ngày: 18/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News