Giải mã bất ngờ về vũ khí của chiến binh thời đồ đồng

Trong những thập kỷ qua, các chuyên gia khảo cổ tìm thấy hàng chục thanh kiếm thời đồ đồng. Mới đây, họ thực hiện dự án nhằm kiểm tra sức chiến đấu của những vũ khí này trong chiến đấu và có phát hiện bất ngờ về khả năng sát thương của chúng.

Các nhà khảo cổ, nhà khoa học mới thực hiện dự án nghiên cứu 110 thanh kiếm thời đồ đồng được tìm thấy tại Anh, Italy và có phát hiện đáng chú ý. 

Cụ thể, một nhóm nghiên cứu ở Anh tập hợp các chuyên gia đến từ các trường đại học và bảo tàng nổi tiếng trong nước cũng như những tình nguyện viên giúp tái hiện cảnh chiến đấu dùng kiếm của chiến binh thời đồ đồng.

Giải mã bất ngờ về vũ khí của chiến binh thời đồ đồng

Giải mã bất ngờ về vũ khí của chiến binh thời đồ đồng
Kiếm thời đồ đồng dễ sứt mẻ hơn so với vũ khí làm từ thép.

Mục đích của dự án là giải mã khả năng sát thương của những thanh kiếm có niên đại từ thời đồ đồng trong chiến đấu như thế nào.

Những thanh kiếm có niên đại khoảng năm 3000 đến năm 1200 trước Công nguyên được làm từ đồng và thiếc. Theo nhà nghiên cứu Andrea Dolfini tại Đại học Newcastle, Anh, những thanh kiếm thời đồ đồng dễ bị hư hại, sứt mẻ hơn so với vũ khí làm từ thép.

Những thanh kiếm cổ trên rất thích hợp trong chiến đấu cận chiến. Chiến binh thời đồ đồng sử dụng vũ khí này để đâm, chém đối phương. Thông tin này cũng có ý nghĩa người chiến binh kiểm soát tốt thanh kiếm của mình, sử dụng những chiêu thức nhất định để có thể gây thương vong cho kẻ địch.

Do thanh kiếm thời đồ đồng dễ sứt mẻ và bị gãy nên các chiến binh cố gắng tối đa không để vũ khí của mình va chạm với kiếm của đối phương.

Từ đây, chiến binh thời đồ Đồng luyện tập thành thạo cách gây ra những vết thương chí mạng cho đối phương với việc hạn chế tới mức thấp nhất việc hai vũ khí không va chạm với nhau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện đường hầm lát gỗ bí mật xây từ thế kỷ 19

Phát hiện đường hầm lát gỗ bí mật xây từ thế kỷ 19

Một đường hầm bí mật vừa lộ diện khi nhóm công nhân đào đất để xây tuyến đường tàu mới tại nhà ga.

Đăng ngày: 13/05/2020
Tranh cãi về “đường phố Mặt trời” tôn vinh Hoàng đế Octavian

Tranh cãi về “đường phố Mặt trời” tôn vinh Hoàng đế Octavian

GD&TĐ - Các nhà khoa học ở Torino (Ý) phát hiện ra rằng trong một vài ngày mỗi năm, Mặt trời mọc thẳng hàng với một trong những con đường chính của thành phố được xây dựng từ khoảng năm 28 trước Công nguyên (BC).

Đăng ngày: 13/05/2020
Bất ngờ khai quật được vành đai phòng thủ với 10.000 hố đất

Bất ngờ khai quật được vành đai phòng thủ với 10.000 hố đất

Dải đất lớn với hàng loạt rãnh và hố dùng để ngăn quân địch xâm phạm được xây dựng cách đây hơn 1.600 năm.

Đăng ngày: 13/05/2020
Bộ phim Công viên kỷ Jura đã sai: Khủng long Velociraptor không đi săn theo bầy

Bộ phim Công viên kỷ Jura đã sai: Khủng long Velociraptor không đi săn theo bầy

Bộ phim Công viên kỷ Jura bị chứng minh là đã dựng sai hình ảnh về loài khủng long Velociraptor, khi các nhà khoa học tiết lộ rằng chúng không đi săn theo bầy.

Đăng ngày: 12/05/2020
Tẩu thuốc khắc hình hổ Tasmania 200 năm tuổi

Tẩu thuốc khắc hình hổ Tasmania 200 năm tuổi

Tẩu thuốc làm bằng đất sét vẫn còn nguyên vẹn và được đánh giá là phát hiện khảo cổ quan trọng của đảo Tasmania.

Đăng ngày: 12/05/2020
Mực tham ăn dẫn tới cái chết khủng khiếp dưới đáy biển cách đây 200 triệu năm

Mực tham ăn dẫn tới cái chết khủng khiếp dưới đáy biển cách đây 200 triệu năm

Hóa thạch 200 triệu năm lưu giữ lại vụ tấn công bạo lực giữa con mực với một con cá dưới đáy biển sâu thẳm.

Đăng ngày: 11/05/2020
Phát hiện loài thằn lằn cá

Phát hiện loài thằn lằn cá "nửa hải cẩu nửa nòng nọc"

Hóa thạch 248 triệu năm tuổi của loài Cartorhynchus lenticarpus tiết lộ những đặc điểm chưa từng thấy ở ngư long hay thằn lằn cá (Ichthyosaur).

Đăng ngày: 11/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News