Giải mã bộ gene tre Moso
Các nhà khoa học Trung Quốc thông báo rằng họ đã giải mã thành công bộ gene của loài tre moso với hy vọng sẽ cải thiện giống tre này cũng như ứng dụng của chúng nhằm thay thế gỗ.
Kết quả nghiên cứu khoa học đã được Jiang Zehui, người lãnh đạo nhóm nghiên cứu cho công bố trên phiên bản trực tuyến của tạp chí Nature Genetics.
Nhóm nghiên cứu bắt đầu làm việc với bộ gene của loài tre này từ năm 2007, qua đó phát hiện nhiều kiến thức quan trọng về việc tăng trưởng của tre moso theo quan điểm di truyền.
Tre moso - (Ảnh: bananas)
Tre moso có tên khoa học Phyllostachys pubescens là loại tre khá đẹp, nhiều ứng dụng trong đời sống nhưng lại có kiểu phát triển rất kỳ lạ.
Trong vòng 5 năm đầu khi được trồng dường như người ta không thấy tre moso có dấu hiệu tăng trưởng nào. Thế rồi như một phép lạ khi nó đột ngột lớn lên với tốc độ 70cm, thậm chí 120cm mỗi ngày. Trong vòng 40 ngày nó có thể đạt chiều cao hơn 20m.
Thực ra trong vòng 5 năm đầu, bộ rễ tre moso không ngừng âm thầm phát triển, để rồi đến đúng thời điểm thì nó tạo nên cú bứt phá ngoạn mục trên mặt đất.
Tre moso được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp giấy, xây dựng, công nghiệp dệt và đan lát…
Dẫn lời nhà di truyền học Han Bin, trang mạng ChinaView cho biết, việc giải mã thành công bộ gene tre moso sẽ giúp nó phục vụ con người tốt hơn qua nhiều ứng dụng mới. Một điều lý thú khác là việc giải mã bộ gene tre moso sẽ giúp giảm tình trạng thiếu thức ăn cho loài gấu trúc.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.
