Giải mã được các loài cá siêu đen sống ở nơi sâu nhất đại dương
Các loài cá siêu đen này dùng màu sắc để sinh tồn trong thế giới cá lớn nuốt cá bé ở những vùng nước sâu nhất thế giới.
Các nhà khoa học đang dần làm sáng tỏ về những loài cá siêu đen này, ví dụ như: cá răng nhanh, cá rồng đen Thái Bình Dương, cá cần câu, cá tham ăn. Họ cho rằng, chúng đã biến đổi hình dáng, kích thước và đặc biệt là màu sắc để có thể sinh tồn ở đáy biển sâu. Trong đó, các sắc tố da trên những con cá này có thể hấp thụ đến 99,5% ánh sáng chiếu vào chúng.
Rồng đen Thái Bình Dương, một trong những loài cá siêu đen. (Ảnh: Reuters).
Theo Reuters, các chuyên gia xác định được 16 loài cá siêu đen và chia chúng thành 6 nhóm lớn với các tiến hóa riêng biệt.
Nhà động vật học Karen Osborn ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia, thuộc Viện Smithsonian, Mỹ cho biết: "Ở vùng biển sâu và rộng mênh mông không nơi ẩn náu nhưng đầy rẫy những kẻ đi săn, cách duy nhất để các loài vật tồn tại là hòa mình vào không gian".
Mặc dù rất ít ánh sáng tự nhiên có thể chiếu xuyên qua được 200m nước biển nhưng một số loài cá sống ở độ sâu đến 5.000m. Ở môi trường đó, phát quang sinh học từ các sinh vật sống là nguồn sáng duy nhất. Ngoài việc mang màu sắc siêu đen, một số loài còn phát sáng để dụ con mồi đến gần, ví dụ như cá cần câu.
Da của những loài cá này là một trong những vật liệu đen nhất Trái đất, thậm chí khi ánh sáng mạnh chiếu vào chúng vẫn có khả năng hấp thụ gần như hoàn toàn và nhìn không khác gì một cái bóng. Osborn đã phát hiện ra điều này khi cố gắng chụp ảnh các loài cá nói trên khi đưa được chúng lên mặt nước.
Các sắc tố hấp thụ ánh sáng melanin được bố trí bất thường trong da của những loài cá siêu đen này. Chúng được "đóng gói" một cách hoàn hảo trong các tế vào da, tạo thành các lớp liên tục và chặt chẽ trong da cá. Khi đó, ánh sáng chiếu vào con cá sẽ không bị lớp này thì sẽ bị lớp khác hấp thụ, không thể phản xạ.
Osborn nói: "Từ nghiên cứu này, có thể áp dụng cơ chế để tạo ra các vật liệu siêu đen mới, ứng dụng trong quang học công nghệ cao hoặc ngụy trang trong đêm tối".

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
