Giải mã được lý do kiến đạn "đốt đau nhất thế giới"

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện loài kiến "đốt đau nhất thế giới" là do các độc tố của chúng đi thẳng đến dây thần kinh gây đau của con người.

Không giống những chất có trong nọc độc của rắn và bọ cạp, độc tố của loài côn trùng như kiến ảnh hưởng đến cơ thể theo một cách chưa từng thấy trước đây.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Queensland đã nghiên cứu kiến green Úc và kiến bullet (kiến đạn) Nam Mỹ, cả hai đều có vết đốt gây đau dữ dội và lâu dài.


Khi kiến đốt con người, độc tố của nó đi thẳng đến dây thần kinh gây đau của con người - (Ảnh: NEW ATLAS).

Kiến green được tìm thấy trên khắp nước Úc. Chúng thích làm tổ bên dưới hầu hết các loại cỏ và thường không được chú ý cho đến khi ai đó bị đốt, dẫn đến cảm giác bỏng rát.

Kiến đạn sống tại các khu rừng nhiệt đới đất thấp ẩm ướt ở Trung và Nam Mỹ. Chúng được đặt tên theo nỗi đau mà con người trải qua khi bị chúng đốt với nỗi đau khi bị bắn.

Một con kiến đạn có thể gây ra các cơn co thắt cơ nghiêm trọng và bỏng rát. Tiến sĩ Justin Schmidt, nhà côn trùng học người Mỹ quá cố, người đã tạo ra chỉ số đau của côn trùng đốt, đánh giá vết đốt của kiến đạn là vết đốt gây đau đớn nhất trên thế giới.

Ông Sam Robinson, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Những vết đốt của kiến đạn có thể gây đau đớn tới 12 giờ và đó là một cơn đau sâu thấu xương kèm theo toát mồ hôi và nổi da gà, hoàn toàn không giống như tác động kéo dài 10 phút của một vết ong đốt thông thường”.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học phát hiện, chất độc nhắm mục tiêu cụ thể vào kênh natri của tế bào thần kinh.

Ông Robinson cho biết: “Chúng tôi đã phát hiện nọc độc của loài kiến này nhắm vào các tế bào thần kinh gửi tín hiệu đau của chúng ta.

Thông thường, các kênh natri trong các tế bào thần kinh cảm giác này chỉ mở ra trong thời gian ngắn để phản ứng với một kích thích. Chất độc của kiến liên kết với các kênh natri và khiến chúng mở ra dễ dàng hơn, đồng thời luôn mở và hoạt động, điều này dẫn đến tín hiệu đau kéo dài hơn”.

Những chất độc thần kinh nhắm vào các kênh natri này chỉ có ở loài kiến, ông Robinson thêm.

Phát hiện này giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của cơn đau và cách điều trị.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News