Giải mã gương mặt bí ẩn trên sao Hỏa
Khuôn mặt khổng lồ trên sao Hỏa từng gây xôn xao dư luận trong hơn ba thập kỷ qua chỉ là một cồn đá bình thường giữa sa mạc.
Bức ảnh do NASA công bố vào năm 1976. Ảnh: NASA.
Một bức ảnh do tàu vũ trụ Viking của Mỹ chụp vào tháng 7/1976 cho thấy có một thứ giống như khuôn mặt người trên sao Hỏa. Khuôn mặt có hai mắt, mũi và mồm. đưa tin, trong buổi họp báo công bố bức ảnh, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã sử dụng cụm từ "mặt người sao Hỏa" khi nói về hình thù lạ.
Vào thời điểm đó bức ảnh gây chấn động trong dư luận. Trong suốt 34 năm qua người ta đưa ra rất nhiều phỏng đoán về nguồn gốc của khuôn mặt khổng lồ. Chẳng hạn, một giả thuyết cho rằng đó là công trình nghệ thuật của một nền văn minh từng tồn tại trên sao Hỏa. Sau đó những sinh vật tạo ra nền văn minh đó đã di cư tới hành tinh khác. Thuật ngữ mà NASA sử dụng trong cuộc họp báo cùng với một số bộ phim giả tưởng về sao Hỏa đã kích thích trí tưởng tượng của dư luận.
Ngày 29/7, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) công bố một bức ảnh về "mặt người" được chụp bằng camera độ nét cao HiRISE về khuôn mặt. Bức ảnh cho thấy nó là cồn đá lớn ở giữa sa mạc trên hành tinh đỏ, Universe Today cho hay.
Đây là bức tranh chụp "mặt người" ở cự ly gần nhất. Khi chụp bức ảnh, camera HiRISE cách bề mặt sao Hỏa khoảng 300 km.
Cồn đá là phần trồi lên của một vỉa đá khổng lồ. Nó có đỉnh phẳng và các sườn dốc giống như cách vách đá trên trái đất. Nằm trong vùng Cydonia của sao Hỏa, cồn đá có chiều dài vài km và chiều cao vài chục mét.
NASA giải thích rằng, trong bức ảnh được công bố vào năm 1976, cồn đá trông giống như mặt người bởi sự kết hợp bề mặt lõm của nó và bóng râm do góc chiếu của ánh sáng mặt trời tạo ra.
Thực ra vào năm 1998 và 2001 các tàu vũ trụ của NASA đã chụp lại "khuôn mặt" hai lần để chứng minh nó chỉ là cồn đá. Tuy nhiên, những bức ảnh đó vẫn không dập tắt được những lời đồn đoán.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
