Giải mã thành công "ma thuật' giúp tường thành Maya ngàn năm không sứt mẻ
Nhiều cấu trúc Maya hơn 1.000 năm tuổi giữ được độ bền đáng kinh ngạc với bề mặt thạch cao thậm chí rất hiếm khi bong tróc, khiến giới khoa học thắc mắc trong nhiều năm.
Một nghiên cứu vừa công bố trên Science Advances đã giải mã được "ma thuật" bảo vệ các tòa thành Maya nguyên vẹn đến không tưởng: Công thức thạch cao đặc biệt.
Trong khi thạch cao hiện đại mà mọi người vẫn dùng khi xây dựng có khả năng bị bong tróc chỉ sau vài năm hoặc vài chục năm, thạch cao bên ngoài các tòa thành Maya, bất chấp rêu phong, vẫn mới và đẹp một cách ma quái.
Một bức tường trát thạch cao ở Honduras vẫn giữ được bề mặt đẹp sau ngàn năm bị bỏ hoang và tàn phá - (Ảnh: ANCIENT ORIGINS)
Theo Ancient Origins, nghiên cứu chỉ ra khoảng năm 1100 trước Công Nguyên, người Maya ở Trung Mỹ đã khám phá ra bí mật cho một công thức thạch cao vượt trội, sau 9.000 năm vật liệu thạch cao được con người sáng chế và sử dụng.
Nhóm khoa học gia từ Đại học Granada ở Tây Ban Nha đã phân tích các mẫu thạch cao vôi được thu thập từ khu vực khảo cổ Copan của người Maya, nằm ở phía Tây Honduras.
Những mẫu này có niên đại từ năm 540 đến 850 sau Công Nguyên, khi nền văn minh Maya đang ở đỉnh cao của sự thịnh vượng.
Sử dụng nhiều công nghệ cao bao gồm nhiễu xạ tia X, kính hiển vi ánh sáng phân cực... họ đã kiểm tra cấu trúc tinh thể sâu của thạch cao cổ đại rồi tìm cách tái hiện chúng.
Một công thức trong đó chiết xuất nhựa cây được thêm vào thạch cao vôi tươi đã tạo nên được cấu trúc tinh thể tương tự.
Thạch cao ngấm nhựa cây tỏ ra cứng rắn, linh hoạt và chịu được thời tiết một cách vượt trội, đủ để chúng vượt qua 1.200 năm mà vẫn còn nguyên.
Họ tin rằng cuối cùng, bí ẩn về loại thạch cao bền nhất thế giới đã có lời giải.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
