Kho báu và 50 bộ hài cốt 2.000 tuổi "hiện hình" ở ga xe lửa Paris
Bằng chứng về sự tồn tại của thành cổ Lutetia huyền thoại, mà các ghi chép chỉ ra là tiền thân của thủ đô nước Pháp ngày nay, vừa hiện ra theo cách gây choáng váng nhất ở ga xe lửa Paris nhộn nhịp.
Theo Ancient Origins, phát hiện khảo cổ mới đã cho thấy ga xe lửa Paris được người hiện đại vô tình xây bên trên một nghĩa địa gần 2.000 năm tuổi của Lutetia, một thị trấn giàu có, phồn thịnh thuộc Gallo-La Mã.
Nó đã hoàn toàn không được phát hiện khi ga xe lửa Port-Royal của Paris được xây dựng vào năm 2014.
Hiện trường khai quật - (Ảnh: INRAP)
Chỉ khi các kế hoạch về một lối ra vào mới cho nhà ga được công bố, các nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu bảo tồn khảo cổ Quốc gia Pháp (INRAP) mới thực hiện khảo sát chi tiết bằng việc đào một số số rãnh trên khoảng đất 200m2 quanh nhà ga.
Hàng loạt ngôi mộ cổ với hài cốt nằm giữa nhiều cổ vật quý giá đã nhanh chóng được lộ diện.
Khu vực khai quật gần với Nghĩa trang Saint Jacques, một nghĩa trang cổ đại từng tọa lạc ở trung tâm Paris ngày nay. Có thể khu chôn cất này - được sử dụng từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ III sau Công Nguyên - rộng hơn người ra tưởng.
Trước đó, phần đã biết của Nghĩa trang Saint Jacques đã được khai quật từ thế kỷ XVII. Một số kho báu có giá trị nhất được thu hồi, trong khi hầu hết hài cốt và các đồ tùy táng bằng gỗ ít giá trị được bảo tồn tại chỗ và tiếp tục xây các cấu trúc hiện tại lên trên.
Cuộc khai quật mới ở ga xe lửa Port-Royal của Paris đã bắt đầu từ tháng 3. Đến nay họ đã khai quật được 50 ngôi mộ, trong đó người được chôn cất đều thuộc bộ lạc Parisii Celtic hùng mạnh, những người đã nỗ lực chống lại sự xâm lược của La Mã nhưng cuối cùng thất thủ và đầu hàng vào thế kỷ thứ I trước Công Nguyên.
Tuy nhiên họ vẫn giữ những nét văn hóa truyền thống và nhiều người rõ ràng vẫn giàu có. Các ngôi mộ mới phát hiện cũng đem lại một kho báu đầy cổ vật giá trị bao gồm đồ trang sức, kẹp tóc, thắt lưng, đồ gốm, đồ thủy tinh...
Bên trong một quan tài, ngoài con người, các nhà khảo cổ INRAP còn phát hiện bộ xương của một con heo. Bên cạnh còn có một hố hiến tế chứa xương một con vật nhỏ khác.
Một người chết khác được tìm thấy với đồng xu trong miệng, "phí qua đò" mà theo thần thoại Hy Lạp người chết sẽ dùng để trao cho người lái đò của chúa tể địa ngục Hades khi qua sông Styx dưới âm ty.
INRAP đã quyết định khai quật và phục hồi mọi thứ từ khu chôn cất cổ đại để phân tích, thay vì chỉ phục hồi những thứ có giá trị như nhóm của thế kỷ XVII.
Bởi lẽ, họ còn một mục tiêu quan trọng hơn: Tìm hiểu về Lutetia, "thành cổ mất tích" theo nghĩa đen, chỉ còn tồn tại trong những ghi chép vì hoạt động xây dựng trong 2 thiên niên kỷ đã hoàn toàn xóa sổ nó.
INRAP sẽ nỗ lực nghiên cứu DNA của các hài cốt cũng như phân tích đồ tùy táng để tái hiện đầy đủ nhất cuộc sống của người Parisii cổ đại.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa
Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.

Cuộc giải cứu "bằng chứng văn minh nhân loại" nặng nửa tấn của các nhà khoa học tại cực Nam Lục địa đen
Bằng chứng về nền văn minh nhân loại với tuổi đời hàng vạn năm đã được "giải cứu" mới đây ở một bờ biển Nam Phi.

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi
Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia nói có thể vẫn uống được
Các nhà khảo cổ học nhận định, chất lỏng ở bên trong chai rượu vang 1.700 năm tuổi có thể vẫn uống được nhờ được bảo quản đặc biệt.
