Giải mã "viên ngọc" trên đầu hổ mang được cho là có công năng chữa trị thần kỳ
Rắn độc là nỗi sợ nguyên thủy của con người, do đó việc chữa trị những vết cắn của rắn cũng có không ít những phương thuốc dân gian được lan truyền.
Rắn hổ mang chúa có tên khoa học là Ophiophagus hannah, là loài rắn độc có kích cỡ khổng lồ và đặc tính “ngóc đầu dậy” khi cảm thấy nguy hiểm. Đặc điểm sinh học nổi bật đó khiến rắn hổ mang được xem là loài rắn độc phổ biến, dễ nhận diện nhất trên thế giới.
Loài rắn hổ mang có nguồn gốc ở Ấn Độ, tuy nhiên chúng có thể được tìm thấy ở nhiều quốc gia khác nhau như Bhutan, Burma, Thái Lan, Lào, Việt Nam… Rắn hổ mang sinh sống trong rừng cao nguyên đặc dụng, rừng cây và đồng cỏ gần sông suối, kênh rạch.
Hổ mang là loài rắn độc nhưng cũng được xem là loài vật linh thiêng trong tín ngưỡng dân gian ở nhiều quốc gia và nền văn hóa trên thế giới. Thậm chí chúng còn được thờ phụng và tôn sùng với nhiều nghi lễ liên quan.
Có thể kể đến một số hình tượng về loài rắn này trong văn hóa, tín ngưỡng của nhiều quốc gia trên thế giới như:
Tại Ấn Độ, rắn hổ mang có trên cổ thần Shiva và thậm chí có cả 1 đền thờ dành riêng cho chúng - nơi hổ mang được xem là Nagraj (vua rắn). Ngoài ra, mỗi năm có một lễ hội Hindu gọi là Nag Panchami để tôn thờ và vái lạy các loài rắn.
Trong văn hóa Ai Cập, biểu tượng rắn hổ mang được dùng trang điểm cho vương miện của các pharaoh trong thời kỳ cổ đại để thể hiện quyền lực và sức mạnh của các vị vua. Người Ai Cập cổ đại cũng xem rắn hổ mang như 1 vị thần và rất tôn sùng, sợ hãi loài rắn này.
Snake's pearl - viên ngọc trên đầu rắn và truyền thuyết về phương pháp chữa bệnh thần kỳ
Trong văn hóa của người châu Phi, Nam Mỹ, Ấn Độ và cả châu Á thậm chí còn lưu truyền một phương thuốc dân gian chữa rắn cắn khi dùng chính viên đá rắn (snake-stone) hay còn gọi là ngọc rắn (snake's pearl), tiếng Ấn Độ gọi là Nagamani, để chữa bệnh.
Đây là một "viên ngọc" nhỏ to bằng hạt đậu của rắn hổ mang mà chúng ta có thể dùng một lưỡi dao ấn nhẹ phía trên đỉnh đầu của con rắn để lấy nó ra. Xem video bên dưới:
Ban đầu, vào thời kỳ đầu của người Celt (là một nhóm đa dạng các bộ lạc, bộ tộc và dân tộc thời kỳ đồ sắt và thời kỳ đầu Trung Cổ ở châu Âu) thì "viên ngọc" này được cho là có thể dùng để bảo vệ con người chống lại linh hồn quỷ dữ hơn là chữa rắn cắn.
Ngọc rắn. (Ảnh: Sufimagic).
Tuy nhiên sau này thì nó còn được cho là có công năng đặc biệt khi có khả năng kháng lại các loại nọc độc và có thể giúp chữa trị vết thương do rắn cắn cũng như bảo vệ con người trước các loài rắn độc.
Cách thức sử dụng "viên ngọc" này như sau
Tại Peru, 'ngọc rắn' được áp dụng cho vị trí bị rắn độc cắn và được buộc cố định vào đó, sau đó để một vài ngày để "viên ngọc" (được cho là) sẽ giúp hút nọc độc từ vết cắn (theo Linnea Smith - "Piedra Negra").
Tại Iran, nhà vật lý, thiên văn và địa lý học nổi tiếng người Ba Tư Muhammad al-Qazwini có viết: "viên ngọc" rắn được sử dụng bằng cách thả nó vào nước ấm hoặc sữa chua rồi ngâm vết thương bị rắn cắn vào đó để viên đá có thể hút nọc rắn ra bên ngoài.
Vậy thực hư về công dụng của "viên ngọc" này là như thế nào?
Thực chất thì "viên ngọc" rắn trên đầu của hổ mang chỉ là... một phần xương của con rắn và đôi khi có thể xuất hiện ở cả phần đuôi của nó.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì "viên ngọc" này lại không hề có bất cứ hiệu quả y khoa nào đến vết rắn cắn và khuyến cáo mọi người không nên sử dụng các phương pháp truyền thống nhưng thiếu tính khoa học như:
Hút nọc độc ra bằng miệng, rạch (cắt) vết thương hay dùng 'ngọc rắn' để chữa trị (Theo World Health Organisation : Snake Envenoming).
Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra việc sử dụng "ngọc rắn" để chữa vết rắn cắn thậm chí còn có hại và gây nguy hiểm hơn. Một nghiên cứu của Ấn Độ năm 2006 có tên "Snakebite Envenomation in India: A Rural Medical Emergency" cho biết:
"Phương pháp phản khoa học như chữa lành vết thương bằng "ngọc rắn" đã làm chậm trễ thời gian tìm kiếm các phương thức chữa trị y tế thích hợp".
Một nghiên cứu của y khoa của Bolivia (có tên: "Study of the efficacy of the black stone on envenomation by snake bite in the murine model") cũng cho hay: "Trái với niềm tin rộng rãi của mọi người, không có bất cứ hiệu quả nào đối với việc điều trị sơ cứu vết rắn cắn khi sử dụng 'ngọc rắn'".
- Rắn ráo không sợ chết lao thẳng vào mồm cắn thủng họng hổ mang chúa
- Gà mẹ tung "liên hoàn cước" tát thẳng mặt rắn hổ mang để bảo vệ đàn con
- Video: Rắn hổ mang lao thẳng vào chuồng mèo để săn mồi, cái kết sẽ ra sao?
- Video: Kỳ đà "gồng mình" đối đầu với rắn chuột hung dữ, kết cục sẽ ra sao?
- Video: Hổ mang chúa giết và nuốt chửng rắn săn chuột trong tích tắc

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim
Mỗi mùa xuân sang, chúng ta lại được nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít nhiều hơn. Những giai điệu từ tiếng chim hót thường có khá bắt tai, tuy nhiên nó không dành cho con người.
