"Giải Nobel của Trung Quốc" trao cho 3 nhà khoa học, mỗi người 1 triệu USD
Truyền thông Trung Quốc gọi "Giải Khoa học tương lai" là "Giải Nobel của Trung Quốc". Năm nay, giải thưởng được trao cho 2 nhà khoa học tại Trung Quốc đại lục và 1 nhà khoa học tại Hong Kong.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, hôm 21-8, Giải Khoa học tương lai năm 2022 - danh hiệu khoa học được lập ra bởi một nhóm nhà khoa học và doanh nhân của Trung Quốc và được mệnh danh là "Giải Nobel của Trung Quốc" - đã được trao cho 3 học giả Trung Quốc vì thành tích trong nghiên cứu khoa học.
3 nhà khoa học vừa được trao Giải Khoa học tương lai 2022 - (Ảnh: FUTUREPRIZE.ORG)
Theo đó, Giải Khoa học đời sống, Giải Khoa học vật lý, Giải Toán học và khoa học máy tính đã lần lượt được trao cho các nhà khoa học Lý Văn Huy (Li Wen Hui), Dương Học Minh (Yang Xue Ming) và Mạc Nghị Minh (Mok Ngai Ming). Mỗi người giành được 1 triệu USD.
Ông Lý Văn Huy, thành viên nghiên cứu cấp cao tại Viện Khoa học sinh học quốc gia Trung Quốc và là giáo sư tại Đại học Thanh Hoa, được trao giải vì ông đã phát hiện ra polypeptide đồng vận chuyển natri taurocholate (sodium taurocholate cotransporting polypeptide) - một thụ thể chức năng đối với nhiễm virus viêm gan B và D ở người, giúp phát triển các loại thuốc hiệu quả hơn chống lại virus này.
Còn nhà khoa học Dương Học Minh được trao Giải Khoa học vật lý nhờ vào việc phát triển một thiết bị chùm tia phân tử chéo mới, tạo ra bước đột phá trong hiện tượng cộng hưởng lượng tử và hiệu ứng pha hình học trong các phản ứng hóa học.
Người thắng Giải Toán học và khoa học máy tính là ông Mạc Nghị Minh đến từ Đại học Hong Kong. Ông Mạc đã tạo ra một lý thuyết để giải một loạt các phỏng đoán trong lĩnh vực hình học đại số.
Giải thưởng Khoa học tương lai được lập ra vào năm 2016, nhằm công nhận những bước đột phá và đổi mới khoa học ở Trung Quốc, được trao cho các nhà khoa học tại Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Macau, và đảo Đài Loan. Đến nay có 27 nhà khoa học được trao giải, theo Tân Hoa xã.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng việc lựa chọn và trao giải cho các nhà khoa học như trên sẽ đóng vai trò tích cực trong việc khuyến khích đổi mới trong khoa học cơ bản ở Trung Quốc và khơi dậy nhiệt huyết khoa học trong giới trẻ.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học
Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.
