Giải phẫu xác gấu nâu đông lạnh gần 3.500 năm trong băng vĩnh cửu
Các nhà khoa học khám nghiệm xác một con gấu nâu được bảo quản gần như hoàn hảo trong băng vĩnh cửu ở phía đông Siberia gần 3.500 năm.
“Đây là một phát hiện hoàn toàn độc đáo: Toàn bộ xác của một con gấu nâu cổ đại”, Maxim Cheprasov, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Bảo tàng Lazarev Mammoth tại Đại học Liên bang Đông Bắc ở Yakutsk, miền Đông Siberia, cho biết, Reuters đưa tin hôm 23/2.
Nhóm các nhà khoa học có cơ hội nghiên cứu các cơ quan nội tạng và kiểm tra não bộ con con gấu nâu được bảo quản gần như hoàn hảo trong băng vĩnh cửu ở phía đông Siberia 3.460 năm. (Ảnh: TASS).
Những người chăn tuần lộc tìm thấy con gấu nâu thuộc giống cái này vào năm 2020. Lúc đó, xác con vật nhô ra khỏi lớp băng vĩnh cửu trên đảo Bolshoy Lyakhovsky, một phần của quần đảo Tân Siberia cách Moscow hơn 4.600km về phía đông.
Vì được tìm thấy ở phía đông của sông Bolshoy Etherican, nên con vật được đặt tên là gấu nâu Etherican.
Nhiệt độ siêu lạnh đã giúp bảo tồn mô mềm của con gấu trong 3.460 năm, cũng như phần còn lại của bữa ăn cuối cùng của nó - lông chim và cây cỏ. Con gấu được ước tính cao 1,5 m và nặng 78 kg.
Ông Cheprasov nói: “Lần đầu tiên, một xác động vật với các mô mềm như thế này đã đến tay các nhà khoa học, giúp chúng tôi có cơ hội nghiên cứu các cơ quan nội tạng và kiểm tra não bộ”.
Các nhà khoa học khám nghiệm xác con gấu nâu được bảo quản gần như hoàn hảo trong băng vĩnh cửu ở phía đông Siberia 3.460 năm. (Ảnh: Reuters).
Nhóm các nhà khoa học ở Siberia đã cắt lớp da cứng của con gấu, kiểm tra não, các cơ quan nội tạng của con vật và thực hiện một loạt nghiên cứu về tế bào, vi sinh, virus học và di truyền.
Họ có thể nhìn thấy rõ mô màu hồng và mỡ màu vàng của con gấu khi mổ xẻ con thú cổ đại.
Các nhà nghiên cứu cũng cưa xuyên qua hộp sọ của nó, sử dụng máy hút bụi để hút bụi xương sọ trước khi lấy não ra.
“Phân tích di truyền đã chỉ ra rằng loài gấu này không khác biệt về ADN ty thể với loài gấu hiện đại ở phía đông bắc nước Nga - Yakutia và Chukotka”, ông Cheprasov cho hay.
Ông cho biết thêm rằng con gấu có lẽ khoảng 2-3 tuổi. Nó tử vong vì chấn thương cột sống.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào con gấu này lại xuất hiện trên hòn đảo, nơi hiện được chia cắt với đất liền bởi một eo biển dài 50 km. Nó có thể đã vượt qua băng, hoặc bơi qua, hoặc hòn đảo có thể từng là một phần của đất liền.
Quần đảo Lyakhovsky chứa một số kho báu cổ sinh vật học phong phú nhất trên thế giới, thu hút cả các nhà khoa học và những người buôn bán ngà voi săn tìm voi ma mút lông xoăn.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.
