Phát hiện dấu chân khủng long 166 triệu năm tuổi ở Anh

Một dấu chân khổng lồ do một loài khủng long ăn thịt để lại cách đây khoảng 166 triệu năm đã được tìm thấy trên bờ biển Anh, CNN đưa tin ngày 15/2.

Theo báo cáo, dấu chân này dài gần một mét và là dấu chân lớn nhất của loài khủng long chân thú (theropoda) từ kỷ Jura được tìm thấy ở hạt Yorkshire, miền Bắc nước Anh. Sinh vật khổng lồ để lại dấu chân khi nó có lẽ đang nghỉ ngơi hoặc cúi xuống, ấn sâu bàn chân xuống đất.

Phát hiện dấu chân khủng long 166 triệu năm tuổi ở Anh
Dấu chân khổng lồ 166 triệu năm tuổi được tìm thấy trên bờ biển ở hạt Yorkshire, Anh. Ảnh: Marie Woods/University of Manchester.

Tiến sĩ Dean Lomax đã đăng bức ảnh về phát hiện đáng kinh ngạc này lên Twitter với lời nhắn: ''Đây là dấu chân khủng long chân thú lớn nhất từng được tìm thấy ở Yorkshire. Nó được Rob Taylor và Marie Woods phát hiện trên bãi biển ở Vịnh Burniston vào năm 2021”.

Theo NDTV, nhà khảo cổ học Marie Woods đã phát hiện ra dấu chân này vào tháng 4/2021 khi đang đi bộ dọc theo bờ biển ở vịnh Burniston. Sau đó, cô liên hệ với nhà cổ sinh vật học, tiến sĩ Dean Lomax để hỏi ý kiến về những gì cô tìm thấy.

Phát hiện của họ gần đây đã được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Địa chất Yorkshire.

"Tôi không thể tin vào những gì mình thấy. Tôi từng nhìn thấy một vài dấu chân nhỏ hơn khi đi cùng bạn bè, nhưng chưa bao giờ giống lần này”, Marie Woods nói trong một tuyên bố.

Theo nghiên cứu, dấu chân có khả năng thuộc về một con khủng long chân thú - lớp khủng long có 2 chân, mỗi bàn 3 ngón chân, bao gồm khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex. Kích thước của dấu chân cho thấy con khủng long có lẽ thuộc chi Megalosaurus, cao 2,4-2,7 m tính đến hông.

''Các đặc điểm của dấu chân gợi ý rằng loài khủng long chân thú chi Megalosaurus này đã ngồi xổm xuống bùn. Thật thú vị khi nghĩ rằng sinh vật này có thể đã đi dạo vào một buổi chiều chủ nhật lười biếng ở kỷ Jura”, tiến sĩ Dean Lomax nói.

Dấu chân này có nguy cơ bị xói mòn nhưng hiện đã được phục hồi và tặng cho Bảo tàng và Phòng trưng bày Scarborough.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thằn lằn cổ đại đã phát triển khả năng bay như thế nào?

Thằn lằn cổ đại đã phát triển khả năng bay như thế nào?

Khả năng bay của loài thằn lằn cổ đại là một trong những câu hỏi lớn nhất trong lĩnh vực cổ sinh vật học cho đến thời điểm hiện tại.

Đăng ngày: 17/02/2023
Ngoại hình khác lạ của cậu bé sống cách đây 8.300 năm

Ngoại hình khác lạ của cậu bé sống cách đây 8.300 năm

Dựa vào hài cốt và dấu tích trong hang động thời Đồ Đá, các chuyên gia phục dựng chân dung cậu bé 15 tuổi mắc dị tật về sọ.

Đăng ngày: 17/02/2023
Hộp sọ cá nhà táng thời tiền sử được khai quật ở sa mạc Ocucaje, Peru

Hộp sọ cá nhà táng thời tiền sử được khai quật ở sa mạc Ocucaje, Peru

Đây là một chiếc hộp sọ hoàn chỉnh với răng và hàm, đã tồn tại ở khu vực sa mạc này trong 7 khoảng triệu năm.

Đăng ngày: 16/02/2023
Một địa cầu làm từ hạt ma quỷ đã ra đời trong vũ trụ?

Một địa cầu làm từ hạt ma quỷ đã ra đời trong vũ trụ?

Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature đã xác định hình dạng bất ngờ của vật thể từ cõi chết GW170817, thành phần cực giàu hạt ma quỷ neutrino.

Đăng ngày: 16/02/2023
Khai quật quan tài La Mã 2.000 năm tuổi bằng chì ở Ai Cập

Khai quật quan tài La Mã 2.000 năm tuổi bằng chì ở Ai Cập

Các chuyên gia tìm thấy quan tài cổ, nhiều khả năng thuộc về cá nhân địa vị cao, trong nghĩa địa La Mã và đang chờ để mở nắp.

Đăng ngày: 16/02/2023
Phục dựng gương mặt người đàn ông sống cách đây gần 10.000 năm trước

Phục dựng gương mặt người đàn ông sống cách đây gần 10.000 năm trước

Các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc dựng lại gương mặt của một người đàn ông sống ở Brazil cách đây khoảng 9.600 năm.

Đăng ngày: 16/02/2023
Phát hiện miếng vàng bọc thủy tinh niên đại hơn 1.600 năm

Phát hiện miếng vàng bọc thủy tinh niên đại hơn 1.600 năm

Mảnh thủy tinh vàng, nhiều khả năng từng là đáy của một chiếc cốc uống nước, khắc họa chân dung tinh xảo của nữ thần Roma.

Đăng ngày: 16/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News