Giải thích bước nhảy đáng kinh ngạc của ve sầu nhảy

Loài côn trùng có tốc độ lớn được gọi là ve sầu nhảy có thể nhảy xa một khoảng gấp 100 lần chiều dài cơ thể của nó. Hiện các nhà khoa học đã tìm ra được bí quyết của ve sầu nhảy: chúng sở hữu các cấu trúc giống cây cung nhưng hoạt động như bệ phóng vậy. 

Giải thích bước nhảy đáng kinh ngạc của ve sầu nhảy

Con ve sầu nhảy trưởng thành (Aphrophora alni) đạt chiều dài cơ thể khoảng nửa inch (9 mm) và có thể nhảy tới độ cao 28 inch (700 mm). (Ảnh: Burrows et al, BMC Biology 2008)

Ve sầu nhảy còn có tên gọi là bọ spittlebug bởi trong giai đoạn nhộng chúng tạo ra một lớp nhựa sủi bọt để bảo vệ nhộng. Con trưởng thành tích trữ năng lượng trong một đôi cấu trúc hình cây cùng được tạo thành từ cả vật liệu biểu bì cứng và protein có tính chất như cao su gọi là resilin. Hai cấu trúc này được gắn với chân sau của ve sầu nhảy.

Khi nó co các cơ để nhảy, các cấu trúc nói trên uốn cong giống như cây cung. Khi bật ngược lại, “cây cung” đó sẽ đẩy con ve sầu nhảy lên trên với một lực có thể lên tới gấp 400 lần trọng lượng cơ thể của nó. 

Giải thích bước nhảy đáng kinh ngạc của ve sầu nhảy

Khi còn nhỏ, ve sầu nhảy không có protein co giãn để có thể nhảy được. Do đó chúng chỉ nhảy khi đã trưởng thành. (Ảnh: Burrows et al, BMC Biology 2008)

Do cấu trúc hình cung của con bọ nhảy được tạo thành từ vật liệu mềm dẻo lẫn vật liệu cứng nên nó có thể chịu đựng được tổn tương ngay cả khi phải uốn cong rất lâu. Trên thực tế, ve sầu nhảy luôn giữ cây cung của chúng trong tư thế sẵn sàng để có thể chuẩn bị nhảy trong tích tắc. Theo các nhà nghiên cứu, chúng cũng có thể nhảy nhiều lần lặp lại mà không gây tổn hại cho cơ thể.

Khi còn trong giai đoạn nhộng, ve sầu nhảy thiếu protein co giãn trong cấu trúc hình cung của chúng. Đúng như dự đoán, con non không thể nhảy cho đến khi chúng trưởng thành. Phát hiện được công bố trên tờ BMC Biology.

Từ khóa liên quan:

ve sầu nhảy

cấu trúc

nhộng

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News