Giải trình tự gene giúp bảo tồn loài vẹt Kakapo đang có nguy cơ tuyệt chủng

Kakapo là loài vẹt duy nhất trên thế giới không biết bay, có lông màu xanh lục sáng và mặt hơi giống cú mèo, chuyên sống về đêm.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều hóa thạch cổ đại của loài này ở khắp New Zealand nên nó được coi là một trong những loài động vật đặc hữu của đất nước này. Trong bối cảnh vẹt Kakapo đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, các nhà khoa học New Zealand đã nổ lực tìm kiếm giải pháp bảo tồn loài vẹt này thông qua việc giải trình tự gene.

Giải trình tự gene giúp bảo tồn loài vẹt Kakapo đang có nguy cơ tuyệt chủng
Vẹt Kakapo có lông màu xanh lục sáng và mặt hơi giống cú mèo. Ảnh: Reuters

Theo nghiên cứu được đăng tải ngày 29/8 trên tạp chí quốc tế Nature Ecology & Evolution, các nhà khoa học đã giải trình tự bộ gene của 169 con vẹt kakapo, gần như toàn bộ quần thể loài vẹt này, khi họ bắt đầu công trình nghiên cứu hồi năm 2018. Nghiên cứu cho thấy bằng cách đi sâu vào xem xét ADN của loài vẹt này, các nhà khoa học giờ đây có thể dự đoán tốt hơn nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm số lượng vẹt Kakapo, chẳng hạn như những đặc điểm dễ bị tổn thương mang tính di truyền trước bệnh tật hoặc các vấn đề sinh sản.

Vẹt Kakapo hầu hết sống ở trong rừng, những nơi có nhiều bụi cỏ, bụi đất. Một đặc tính kỳ quặc của những chú "cú đêm" này là chúng hoàn toàn "ăn chay". Thay vì ăn thịt, chúng ăn hạt hạnh nhân và các loại quả cây Muselin, Rimu, Matai, Totara... - những loại cây thường nở hoa vào mùa xuân và mùa Hè trong năm. Kakapo cũng là loài vẹt duy nhất sinh hoạt theo chế độ đa thê. Tuy nhiên, những con cái lại có một đặc điểm khá kỳ lạ, đó là chúng không thích giao phối. Tần suất giao phối của chúng rất thưa, có khi lên đến 2 năm 1 lần. Bởi vậy, số lượng của chúng còn lại rất ít, có thể nói chỉ đếm trên đầu ngón tay nên con đực "khá vất vả" trong việc tìm kiếm đối tác để duy trì nòi giống.

Việc giải trình tự gene chất lượng cao được tài trợ thông qua dự án Genomics Aotearoa của Đại học Otago, đang giúp New Zealand quản lý sức khỏe của loài động vật cực kỳ nguy cấp này. Các nhà nghiên cứu cho biết các kỹ thuật tiên tiến này cũng có thể được sử dụng để phục vụ cho việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng khác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim cánh cụt hoàng đế ngừng sinh sản do biến đổi khí hậu

Chim cánh cụt hoàng đế ngừng sinh sản do biến đổi khí hậu

Lần đầu tiên sự kiện tàn khốc liên quan chim cánh cụt hoàng đế được ghi nhận trên diện rộng, chúng không thể sinh sản do biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 30/08/2023
Loài rắn đẹp mê nhưng cực độc, cắn chết nhiều người ở Việt Nam

Loài rắn đẹp mê nhưng cực độc, cắn chết nhiều người ở Việt Nam

Hàng chục trường hợp bị rắn hoa cỏ nhỏ cắn đã được ghi nhận ở Việt Nam, trong đó có 2 ca tử vong năm 2009 và 2011. Hiện tại trên thế giới chưa có huyết thanh kháng độc cho loài rắn này.

Đăng ngày: 30/08/2023
Những thước phim cá sấu ăn xác đồng loại

Những thước phim cá sấu ăn xác đồng loại

Là kẻ săn mồi cơ hội, cá sấu mõm ngắn Mỹ gần như có thể ăn mọi thứ khi đói, kể cả đồng loại và xác thối.

Đăng ngày: 30/08/2023
Trong 6 loài hổ hiện nay, loài nào có khả năng chiến đấu giỏi nhất?

Trong 6 loài hổ hiện nay, loài nào có khả năng chiến đấu giỏi nhất?

Sau một thời gian dài bị cô lập về mặt địa lý, hổ hiện đại cuối cùng đã phát triển thành 9 phân loài.

Đăng ngày: 29/08/2023
Gene sống lâu được chuyển thành công sang chuột

Gene sống lâu được chuyển thành công sang chuột

Nhóm chuyên gia tại Đại học Rochester đưa một gene đặc biệt của chuột dũi trụi lông vào chuột, giúp chúng tăng cường sức khỏe và sống lâu hơn 4,4%.

Đăng ngày: 29/08/2023
Bò hoang xâm chiếm hòn đảo Alaska

Bò hoang xâm chiếm hòn đảo Alaska

Do điều kiện trên đảo Chirikof, các nhà chức trách vẫn chưa tìm ra cách hiệu quả để xử lý hơn 2.000 con bò hoang đang lang thang ở đây.

Đăng ngày: 25/08/2023
Hươu cao cổ không vết đốm chào đời tại vườn thú ở Mỹ

Hươu cao cổ không vết đốm chào đời tại vườn thú ở Mỹ

Vườn thú Brights tại bang Tennessee của Mỹ vừa chào đón một cá thể huơu cao cổ sơ sinh không có vết đốm trên người.

Đăng ngày: 23/08/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News