Gió lốc gây tốc mái hàng trăm nhà dân ở Lai Châu
Theo thống kê sơ bộ ban đầu, trong 2 ngày qua, mưa đá và gió lốc trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã làm gãy đổ hàng trăm cây cao su và hàng trăm nhà dân, trường học bị tốc mái, ước thiệt hại ban đầu lên đến hàng trăm triệu đồng.
Riêng ngày 4/4, tại hai xã Hoang Thèn và xã Dào San của huyện biên giới Phong Thổ (Lai Châu) xuất hiện gió lốc làm tốc mái hàng trăm ngôi nhà.
Tại địa bàn xã Hoang Thèn, gió lốc giật mạnh còn làm gẫy hơn 600 cây cao su trồng tiểu điền từ năm 2006 và đã bắt đầu cho khai thác mủ từ hơn hai năm nay.
Ảnh minh họa
Do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió trên cao, mưa đá kèm theo gió mạnh xảy ra đồng thời tại ba khu vực là thành phố Lai Châu, huyện biên giới Nậm Nhùn và Sìn Hồ, gây thiệt hại khá nặng về tài sản.
Tại huyện biên giới Nậm Nhùn có hơn 50 nhà bị tốc mái; huyện biên giới Sìn Hồ có hơn 20 nhà, trường học bị tốc mái; thành phố Lai Châu cũng có 6 nhà bị tốc mái.
Cũng trong sáng 4/4, tại một số nơi của tỉnh Điện Biên cũng đã xảy ra mưa lớn kèm theo gió lốc, có nơi còn xảy ra mưa đá với cường độ lớn. Theo thông tin ban đầu, mưa đá, gió lốc đã làm một người bị thương, làm sập một số ngôi nhà tạm, chết nhiều gia cầm và gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Mưa lũ đã khiến tuyến đường Quốc lộ 4H (từ huyện Mường Chà vào huyện Mường Nhé) tại 2 vị trí từ km18-km24 và km45 bị bùn, đá tràn xuống dày tới 50cm, gây ách tắc giao thông.
Theo ông Lương Thanh Tùng, Giám đốc Công ty cổ phần quản lý đường bộ 2 ngay sau khi xảy ra ách tắc, đơn vị đã huy động máy móc, nhân công tại chỗ xử lý sạt lở. Sau 45 phút, các vị trí này đã được xử lý, thông đường cho các phương tiện giao thông.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
