Gió xoáy kích hoạt cực quang chưa từng thấy trên sao Thổ

Các nhà thiên văn học lần đầu tiên quan sát thấy hiện tượng cực quang được thúc đẩy bởi các luồng gió xoáy trên bầu khí quyển của sao Thổ.

Cực quang thường được tạo ra do sự tương tác của các hạt năng lượng chảy từ từ quyển của hành tinh vào bầu khí quyển của nó. Trên Trái đất, các hạt này bắt nguồn từ Mặt trời, trong khi ở sao Mộc và sao Thổ, chúng đến từ các vụ phun trào núi lửa trên mặt trăng của các hành tinh.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Geophysical Research Letters, các nhà thiên văn học do Nahid Chowdhury từ Đại học Leicester của Anh cho biết đã phát hiện một loại cực quang mới trên sao Thổ gây ra bởi các luồng gió xoáy ở chính bầu khí quyển của hành tinh này, điều chưa từng được quan sát trước đây.


Hình ảnh hồng ngoại cho thấy cực quang ở cực nam của sao Thổ. (Ảnh: NASA/Đại học Leicester).

Khám phá mới không phải tình cờ mà dựa trên "một số lý thuyết ban đầu về cực quang". Nhóm nghiên cứu đã sử dụng Máy đo quang phổ hồng ngoại gần (NIRSPEC) của Đài quan sát Keck trên đảo Mauna Kea ở Hawaii để quan sát các luồng gió xoáy xung quanh bầu khí quyển của sao Thổ và đo sự phát xạ tia hồng ngoại từ khu vực này, sau đó sử dụng để lập bản đồ các kiểu thời tiết của hành tinh.

Nghiên cứu chỉ ra hệ thống thời tiết của sao Thổ được điều khiển bởi năng lượng từ khí quyển, với gió trong tầng điện ly (nằm bên dưới từ quyển), tạo ra cực quang trên hành tinh. Những cơn gió xoáy dường như cũng là nguyên nhân gây ra tốc độ quay thay đổi của sao Thổ, khiến các nhà nghiên cứu khó xác định được ngày kéo dài bao lâu trên hành tinh có vành đai này.

Nhiều tàu vũ trụ khác nhau - bao gồm hai tàu thăm dò Voyager và Cassini của NASA - đã cố gắng đo tốc độ quay của sao Thổ bằng cách theo dõi các xung phát xạ vô tuyến từ bầu khí quyển, thứ có thể được sử dụng để xác định độ dài ngày của hành tinh. Tuy nhiên, tốc độ của các xung này đã thay đổi trong nhiều thập kỷ giữa các lần quan sát bằng các tàu vũ trụ khác nhau.

"Sự hiểu biết về vật lý của hành tinh cho chúng ta biết tốc độ quay thực sự của sao Thổ không thể tạo ra thay đổi nhanh chóng, vì vậy phải có điều gì đó độc đáo và kỳ lạ xảy ra. Một số lý thuyết đã được đưa ra kể từ khi sứ mệnh Cassini của NASA cố gắng giải thích cơ chế đằng sau những chu kỳ quan sát được này. Nghiên cứu mới đại diện cho phát hiện đầu tiên của động cơ cơ bản nằm trong bầu khí quyển trên của sao Thổ, thứ tiếp tục tạo ra cả cực quang và các chu kỳ quan sát được của hành tinh", Chowdhury cho biết trong một tuyên bố.

Tác giả chính của nghiên cứu nói thêm rằng, kết quả này sẽ khiến giới thiên văn học phải suy nghĩ lại các lý thuyết về kiểu thời tiết khí quyển địa phương và mối liên hệ có thể có giữa chúng với cực quang, không chỉ trên các hành tinh của Hệ Mặt trời mà còn trên các thế giới quay quanh những ngôi sao khác trong thiên hà của chúng ta.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 27/06/2025
Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

Đăng ngày: 24/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News