Giới khoa học tìm ra "chìa khóa" gene ngăn virus cúm gia cầm lây sang người

Các nhà nghiên cứu của Anh đã tìm ra một mẫu gene của con người có khả năng ngăn chặn hầu hết các chủng virus cúm gia cầm lây nhiễm sang người.

Theo hãng tin Reuters, virus cúm gia cầm chủ yếu lây lan giữa các loài chim hoang dã và gia cầm như vịt, mòng biển, gà và chim cút. Mặc dù virus chủ yếu ảnh hưởng đến các loại động vật song trong một số trường hợp hiếm hoi, con người thường tiếp xúc gần với những con chim có thể bị nhiễm bệnh.


Virus cúm gia cầm chủ yếu lây lan giữa các loài chim hoang dã và gia cầm như vịt, mòng biển, gà và chim cút. (Ảnh: Reuters)

Một nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Virus của Đại học MRC, Glasgow đã nghiên cứu hàng trăm mẫu gene thường có trong tế bào người, so sánh hành vi của các gene trong quá trình lây nhiễm với virus cúm mùa ở người hoặc virus cúm gia cầm.

Họ tập trung nghiên cứu một loại gene gọi là BTN3A3, có trong đường hô hấp trên và dưới của con người. gene này được phát hiện có khả năng ngăn chặn sự sao chép của hầu hết các chủng cúm gia cầm trong tế bào người. BTN3A3 dường như là yếu tố chính quyết định liệu bất kỳ chủng virus gây cúm gia cầm nào có khả năng gây đại dịch ở người hay không.

Tuy nhiên, hoạt động kháng virus của gene này không thể bảo vệ trước virus cúm mùa. Theo các nhà nghiên cứu, tất cả các đại dịch cúm ở người, bao gồm đại dịch cúm toàn cầu năm 1918-1919, đều do virus cúm kháng BTN3A3 gây ra.

Theo lẽ tự nhiên, virus luôn biến đổi và điều này không có nghĩa là virus cúm gia cầm không thể tiến hóa để thoát khỏi hoạt động của BTN3A3.

Đầu năm nay, một chủng cúm gia cầm H5N1 mới dễ dàng lây truyền giữa các loài chim hoang dã đã lan rộng toàn cầu, lây nhiễm và giết chết nhiều loài động vật có vú, làm dấy lên lo ngại về đại dịch ở người. Cho đến nay, chỉ có một số ít trường hợp virus cúm gia cầm lây sang người được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận.

Giáo sư Massimo Palmarini, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho bhay khoảng 50% các chủng H5N1 lưu hành trên toàn cầu tính đến năm 2023 có khả năng kháng BTN3A3. “Đây là loại điều mà chúng ta nên đặc biệt chú ý vì mức độ rủi ro ngày càng cao”, Sam Wilson, một đồng tác giả khác của nghiên cứu, cảnh báo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Một kiểu

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử

Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê

Đăng ngày: 06/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News